2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Kiến trúc cũng là công cụ thể hiện nét văn hóa của dân tộc, của đất nước. Trong nội dung bài viết trước, Luật Hoàng Anh đã trình bày các nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hoạt động kiến trúc. Còn, trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những chính sách hợp tác quốc tế về kiến trúc, các hành vi bị cấm hay bản sắc văn hóa Việt Nam được thể hiện trong kiến trúc như thế nào?
Ngày 27 tháng 4 hằng năm là ngày Kiến trúc Việt Nam.
Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc gồm đặc điểm, tính chất tiêu biểu, dấu ấn đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục của các dân tộc; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng, được thể hiện trong công trình kiến trúc, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam.
Căn cứ đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc phù hợp với địa bàn quản lý. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.
Việc hợp tác quốc tế về kiến trúc với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế. Nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc bao gồm:
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin về kiến trúc;
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc;
- Thực hiện các hoạt động kiến trúc;
- Thừa nhận lẫn nhau về hành nghề kiến trúc.
Nhằm đảm bảo an toàn của công trình kiến trúc đối với xã hội và việc tuân thủ các quy định nhà nước về kiến trúc. Pháp luật quy định 09 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc như sau:
1. Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
2. Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
4. Tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
5. Xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép xây dựng.
6. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc.
7. Cung cấp tài liệu, số liệu giả hoặc sai sự thật; lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
8. Gian lận trong việc sát hạch, cấp, sử dụng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
9. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý kiến trúc.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019?
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh