2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tại Việt Nam đo đạc và bản đồ đã có những đóng góp đáng kể và liên quan mật thiết đến nhiều hoạt động đặc biệt như thiết kế, thi công các công trình, lập bản đồ địa hình quốc gia, nghiên cứu và quy hoạch, quản lý tài nguyên và biến đổi khí hậu. Là căn cứ quan trọng để thiết lập an ninh quốc gia và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu và thiên tai, làm nền tảng để phát triển Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Ngày nay, trong quá trình phát triển đất nước, công tác đo đạc bản đồ có vai trò quan trọng, phục vụ cho các ngành, các cấp trong phát triển kinh tế - xã hội, quản lý lãnh thổ, điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền và dưới đáy biển theo Điều 15 Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018 (sau đây được gọi là Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018).
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Luật Đo đac và bản đồ năm 2018 quy định như sau:
“3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được thành lập cho khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn; cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn được thành lập phủ kín đất liền Việt Nam.”
Cơ sở dữ liệu địa lý là tập hợp có tổ chức các dữ liệu không gian địa lý. Dữ liệu nền địa lý là dữ liệu không gian địa lý làm cơ sở để xây dựng dữ liệu không gian địa lý khác. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia. Trên nền tảng Cơ sở dữ liệu nền địa lý, các dữ liệu thông tin chuyên ngành có thể phản ánh lẫn nhau trên cùng một đối tượng.
Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài của một đoạn thẳng trên bản đồ và độ dài tương ứng nằm ngang của đoạn thẳng đó ngoài thực tế. Tỷ lệ bản đồ là yếu tố toán học xác định mức độ thu nhỏ của độ dài nằm ngang khi chuyển từ thực tế lên bản đồ.
Tỷ lệ bản đồ thường được kí hiệu là 1/M trong đó M gọi là số tỷ lệ của bản đồ, M thường là những số chẵn như: 1 000 000, 500 000, 250 000, 100 000, 50 000, 25 000, 10 000, 5 000, 2 000, 1 000, 500, 200……
Theo đó, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền cho các khu đô thị hay khu vực đặc thù sử dụng tỷ lệ lớn là 1:2.000 và 1:5.000. Bản đồ địa hình quốc gia tỉ lệ 1:2.000, 1:5.000 là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật, biên giới, địa giới và địa danh trên đất liền, đảo, quần đảo được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ở tỉ lệ 1:2.000 và 1:5.000 trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 15 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018.
Theo đó, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn được thành lập cho khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình được thành lập phủ kín nội thủy, lãnh hải. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ được thành lập phủ kín vùng biển Việt Nam.
Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn là các bản đồ có tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 và 1:10.000.
Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình là các bản đồ có tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh