2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất là một trong các thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Kiểm đếm bắt buộc là công việc bắt buộc trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất. Sau khi có quyết định kiểm đếm bắt buộc của Chủ tịch UBND cấp huyện mà người có đất bị thu hồi vẫn không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc.
Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất xảy ra trong trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Việc cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc cần phải tuân thủ các nguyên tắc tại Khoản 1, Điều 70, Luật đất đai. số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) và chỉ thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 70, Luật đất đai năm 2013.
Xem thêm: Cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc là gì?
Khoản 4, Điều 70, Luật đất đai năm 2013 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc gồm 02 bước:
Bước 01: Sau khi có quyết định cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.
Bước 02: Nếu người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất cần phải tuân thủ các nguyên tắc tại Khoản 1, Điều 70, Luật đất đai năm 2013 và chỉ thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 71, Luật đất đai năm 2013.
Xem thêm :
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện như thế nào?
Khoản 4, Điều 71, Luật đất đai năm 2013, được hướng dẫn bởi Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điều 17, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như sau:
Bước 01: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế.
Thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; các thành viên gồm đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Bước 02: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.
Bước 03: Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành nếu người bị cưỡng chế chấp hành.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Bước 04: Ban thực hiện cưỡng chế buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Lực lượng Công an căn cứ vào phương án cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng kế hoạch bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Thành phần Ban thực hiện cưỡng chế mời bạn đọc xem thêm tại Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất do chấm dứt sử dụng đất, có nguy cơ đe doạ tính mạng con người được quy định ra sao?.
Bước 05: Ban thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho Ủy ban nhân dân cấp xã bảo quản tài sản trong trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản khi thực hiện cưỡng chế.
Người có đất bị thu hồi, tổ chức, cá nhân liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn thực hiện việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành. Nếu việc cưỡng chế đã hoàn thành thì phải tiến hành bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh