Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa là gì? Đất sông, ngòi, kênh rạch và đất mặt nước chuyên dùng được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:52 (GMT+7)

các quy định của pháp luật về đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông, ngòi, kênh rạch và đất mặt nước chuyên dùng

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông, ngòi, kênh rạch và đất mặt nước chuyên dùng là các loại đất phi nông nghiệp gắn liền với đời sống của người dân. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về các loại đất này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 

Căn cứ tại Điều 162, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai 2013) quy định như sau:

"Điều 162. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.

3. Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".

Theo đó, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa được quy định như sau:

a, Về khái niệm

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa là một bộ phận của đất phi nông nghiệp, được sử dụng vào mục đích chôn cất, hoả táng người chết.

b, Về nguyên tắc sử dụng

 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.

c, Về thẩm quyền của UBND cấp tỉnh 

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.

d, Hành vi bị cấm 

Nhà nước nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Sở dĩ có quy định như vậy bởi lẽ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa có tính đặc thù riêng, cần phải thực hiện đúng quy hoạch, tránh việc lập tràn lan đẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, lãng phí đất. 

Không chỉ vậy, việc lập nghĩa trang không theo quy hoạch, kế hoạch khiến Nhà nước khó quản lý, dễ dẫn tới tình trạng sử dụng sai mục đích nhằm trục lợi 

2. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

Căn cứ tại Điều 163, Luật đất đai 2013, quy định như sau:

"Điều 163. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sử dụng theo quy định sau đây:

a) Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản;

b) Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản;

c) Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.

2. Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy".

Theo đó, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quy định như sau;

a, Về khái niệm đất có mặt nước chuyên dùng 

Đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích chuyên dùng bao gồm những diện tích đất thuộc vùng lãnh hải, nội thuỷ, sông đầm hồ lớn không thuộc sản xuất nông nghiệp, bao gồmhồ chứa nước thuỷ lợi, nước thuỷ điện, ao, hồ, đầm nằm trong các khu di tích lịch sử, văn hoá,…

b, Về chế độ sử dụng đất

Đối với tổ chức, Nhà nước giao đất để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản;

Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản: Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản: Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm.

c. Về nguyên tắc sử dụng 

Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư