2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, vai trò của các sàn giao dịch bất động sản ngày càng được khẳng định như một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy các giao dịch mua bán, cho thuê và chuyển nhượng bất động sản. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và hợp pháp trong quá trình hoạt động, các sàn giao dịch này phải tuân thủ những điều kiện chặt chẽ được quy định bởi pháp luật.
Vậy theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, điều kiện hoạt động của sàn giao dịch bất động sản được quy định như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề trên. Hãy GỌI NGAY tới 0908308123 để được Luật sư tư vấn đất đai miễn phí và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023;
Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014;
Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Khoản 10 điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã giải thích khái niệm sàn giao dịch bất động sản như sau:
Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này.
Nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản được quy định tại Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 bao gồm:
1. Kiểm tra tính pháp lý và điều kiện đưa vào kinh doanh đối với các bất động sản đưa vào giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản; thực hiện niêm yết, cung cấp thông tin bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện dịch vụ, hỗ trợ, cung cấp thông tin để khách hàng tìm kiếm, lựa chọn bất động sản.
3. Thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản, hỗ trợ các bên đàm phán, thương thảo giao dịch bất động sản. Hoạt động môi giới bất động sản trong sàn giao dịch bất động sản phải đáp ứng điều kiện và tuân thủ các quy định tại Mục 2 Chương này.
4. Thực hiện dịch vụ, hỗ trợ các bên lập và ký kết hợp đồng giao dịch bất động sản.
5. Thực hiện dịch vụ, hỗ trợ các bên thanh toán, bàn giao hồ sơ, giấy tờ và bàn giao bất động sản (nếu có) đối với các giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản.
6. Thực hiện lưu trữ thông tin, hồ sơ, giấy tờ về các bất động sản và giao dịch bất động sản thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản.
7. Thực hiện dịch vụ, hỗ trợ nội dung khác liên quan đến các giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản.
8. Xác nhận giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản; cung cấp thông tin giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản cho cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh.
Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 quy định về 04 điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản như sau:
a) Có quyền quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, người quản lý doanh nghiệp được định nghĩa là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Theo đó, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản cũng phải tuân thủ các quy định về điều kiện Luật Doanh nghiệp năm 2020.
b) Hoàn thành khóa đào tạo về quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản và được cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung về quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, người điều hành sàn giao dịch bất động sản phải hoàn thành khóa đào tạo về quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản. Khóa đào tạo này được tổ chức bởi các cơ sở đào tạo được cấp phép và sau khi hoàn thành, cá nhân sẽ nhận được giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo người điều hành, quản lý sàn giao dịch bất động sản có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý cần thiết cho việc vận hành sàn giao dịch bất động sản hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định pháp luật trong lĩnh vực bất động sản.
Bên cạnh đó, Nghị định 96/2024/NĐ-CP cũng đã quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản phải chịu trách nhiệm về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản. Người đại diện theo pháp luật của sàn giao dịch bất động sản có thể đồng thời là người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản
Việc thành lập và đăng ký doanh sàn giao dịch bất động sản được quy định tại Điều 54 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 như sau:
a. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này.
Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật hợp tác xã.
b. Tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản do tổ chức, cá nhân thành lập lựa chọn theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phải có cụm từ “sàn giao dịch bất động sản”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản khác đã được đăng ký hoạt động.
Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao dịch bất động sản là tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng, dùng để xưng danh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Quy định trên yêu cầu tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản cần phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
>>>Xem thêm tại: Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp
c. Sàn giao dịch bất động sản trước khi hoạt động phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của sàn giao dịch bất động sản để được cấp giấy phép hoạt động
Quy định trên yêu cầu tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của sàn giao dịch bất động qua ba hình thức: (1) Nộp trực tiếp; (2) Nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và (3) Nộp hồ sơ trực tuyến. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý về kinh doanh bất động sản có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động cho sàn giao dịch bất động sản; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều kiện này nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc đăng ký hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
Sàn giao dịch bất động sản phải ban hành, công khai quy trình giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch bất động sản. Điều kiện này nhằm bảo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản được quy định tại Điều 53 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 như sau:
Hoạt động của sàn giao dịch bất động sản phải công khai, minh bạch, theo quy chế hoạt động, quy trình giao dịch được ban hành; cung cấp các dịch vụ giao dịch bất động sản thông qua sàn, hưởng thù lao theo quy định và hợp đồng được ký kết với bên yêu cầu cung cấp dịch vụ.
So sánh với quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, điều kiện trên là điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023. Quy định trên đã góp phần đảm bảo sự công khai, minh bạch của hoạt động kinh doanh bất động sản hiện nay.
Sàn giao dịch bất động sản phải đăng ký địa điểm hoạt động cố định, có cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện các hoạt động của sàn giao dịch bất động sản. Cụ thể, sàn giao dịch bất động sản phải có tên, địa chỉ giao dịch ổn định trên 12 tháng và trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản. Việc tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật không chỉ là yêu cầu bắt buộc của pháp luật mà còn đảm bảo hoạt động của sàn giao dịch bất động sản diễn ra một cách minh bạch, chính xác.
Nghị định 96/2024/NĐ-CP đã đưa ra các quy định cụ thể về điều kiện hoạt động sàn giao dịch bất động sản, trong đó yêu cầu liên quan đến trách nhiệm phòng, chống rửa tiền. Cụ thể, sàn giao dịch bất động sản có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền, báo cáo về phòng chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự minh bạch và ổn định của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh bất động sản nói riêng. Quy định trách nhiệm sàn giao dịch bất động sản trong phòng, chống rửa tiền nhằm bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan trong giao dịch bất động sản.
Bạn không có thời gian để thực hiện hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh