2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật Nhà ở 2023 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 27/11/2023, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ quy định về việc khi hết thời hạn thuê nhà ở công vụ thì nhà khoa học có được tiếp tục ký hợp đồng theo Luật Nhà ở 2023 không?
- Luật Nhà ở 2023;
- Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Luật Nhà ở 2023, khái niệm nhà ở công vụ được giải thích như sau:
Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để bố trí cho đối tượng thuộc trường hợp được ở nhà ở công vụ thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác theo quy định của Luật này.
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật Nhà ở 2023, người thuê nhà ở công vụ có quyền sau đâu:
a) Nhận bàn giao nhà ở và trang thiết bị kèm theo nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ;
b) Được sử dụng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian người được thuê nhà ở công vụ đảm nhận chức vụ, công tác;
c) Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở nếu không phải do lỗi của mình gây ra;
d) Được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ nếu hết thời hạn thuê nhà ở mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 45 của Luật này;
đ) Quyền khác về nhà ở theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.
Như vậy, theo như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 47 Luật Nhà ở 2023 thì nếu hết hợp đồng thuê nhà ở công vụ mà Nhà khoa học vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ thì sẽ được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ.
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 45 Luật Nhà ở 2023, Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ; nhân tài có đóng góp quan trọng cho quốc gia được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật sẽ được thuê nhà ở công vụ
Căn cứ khoản 5 Điều 30 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, Nhà khoa học được thuê nhà ở công vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có quyết định giao làm chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của pháp luật khoa học công nghệ;
- Có quyết định công nhận là nhân tài có đóng góp quan trọng cho quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện khó khăn về nhà ở: thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 20 m2 sàn/người.
Việc nhà nước cho phép các nhà khoa học được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ góp phần giúp các nhà khoa học có một nơi ở ổn định, giảm bớt gánh nặng về nhà ở, từ đó tập trung hơn vào công việc nghiên cứu. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút các nhà khoa học tài năng về làm việc tại các cơ quan, viện nghiên cứu trong nước. Đồng thời khuyến khích các nhà khoa học gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị công tác, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có kinh nghiệm, trình độ cao. Như vậy, việc nhà nước cho phép các nhà khoa học được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở khi hết hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học yên tâm công tác, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Bạn không có thời gian để thực hiện hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về đất đai, hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh