2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật Đất đai 2024 đã có những điểm mới quan trọng so với Luật Đất đai 2013. Và một trong số đó là sự bổ sung, sửa đổi trong quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những hành vi bị nghiêm cấm đó là gì và đâu là sự đổi mới của quy định này so với Luật Đất đai 2013.
Luật Đất đai 2013;
Luật Đất đai 2024;
Luật Bình đẳng giới 2006;
Nghị định 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Điều 11 Luật Đất đai 2024 đã quy định cụ thể về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, có 11 hành vi là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai.
Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép (khoản 31 Điều 3 Luật Đất đai 2024).
Chiếm đất là việc sử dụng đất do Nhà nước đã quản lý mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc sử dụng đất của người sử dụng đất hợp pháp khác mà chưa được người đó cho phép (khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai 2024).
Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định (khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2024).
Có thể thấy, đây là các hành vi gây tác động xấu lên tài nguyên đất, sử dụng đất sai mục đích và trái với quy định của Nhà nước.
Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai có thể hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai. Tại Điều 240 Luật Đất đai 2024, các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
a) Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;
c) Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.
Theo đó, người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Theo quy định tại Điều 16 Luật Đất đai 2024, Nhà nước sẽ có những chính sách đảm bảo đất sinh hoạt cho cộng đồng dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa và điều kiện từng vùng.
Theo đó, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; đồng thời sẽ ưu tiên giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào thiểu số theo quy hoạch. Các hành vi vi phạm chính sách này có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật đất đai 2024.
Theo điểm a khoản 1 Điều 240 Luật Đất đai 2024, người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai sẽ tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều này được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Luật Đất đai 2024 về những hành vi vi phạm trong việc lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai. Những hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Điểm b khoản 1 Điều 240 Luật Đất đai 2024 về hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ bao gồm:
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;
Theo đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Điều 26 Luật Đất đai 2024 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất sử dụng hợp pháp.
3. Hưởng các lợi ích khi Nhà nước đầu tư để bảo vệ, cải tạo và phát triển đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
8. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất còn có các quyền khác như: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất; Quyền đối với thửa đất liền kề;... Những hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền này là những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai.
Luật Đất đai 2024 vẫn đang trong quá trình dự thảo nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng căn cứ theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Luật Đất đai 2013, các hành vi sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký có thể chịu mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.
Các loại nghĩa vụ tài chính được quy định trong pháp luật đất đai bao gồm:
Như vậy, các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính trên là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
Mức phạt quy định tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về hình thức xử phạt đối với các hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, người vi phạm ngoài việc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn phải chịu mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định:
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Bình đẳng giới luôn là vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm. Việc lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật đất đai là một bước tiến quan trọng và cần thiết để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam.
Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Theo đó, so với quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm như: (i) Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai; (ii) Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; (iii) Hành vi phân biệt đối xử về giới tính trong quản lý, sử dụng đất đai; (iv) Vi phạm chính sách về đất đai với người dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, quy định về nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân; không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích trong Luật Đất đai 2013 không còn quy định trong Điều 11 Luật Đất đai 2024.
Đây là những thay đổi cần thiết và quan trọng, góp phần củng cố, giúp Nhà nước quản lý việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đúng mục đích và hiệu quả hơn.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh