2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quy hoạch đô thị là một phần của quy hoạch xây dựng. Theo đó, căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị bao gồm 03 loại quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Căn cứ tại Khoản 2, Điều 18, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
Căn cứ tại Điều 36, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị được lập cho 07 đối tượng sau đây: giao thông đô thị, cao độ nền và thoát nước mặt đô thị cấp nước đô thị, thoát nước thải đô thị, cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, nghĩa trang và xử lý chất thải rắn.
Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung quy hoạch đô thị. Do vậy, nội dung đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật là bao gồm nội dung của đồ án quy hoạch đối với 7 đối tượng trên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về nội dung đồ án quy hoạch chuyên ngành giao thông đô thị và nội dung đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị.
Giao thông đô thị là hệ thống các loại đường xá và các phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách. Hệ thống giao thông đô thị bao gồm: Mạng lưới đường đô thị (đến đường phố chính cấp khu vực); đường sắt đô thị; đường thủy; vị trí, loại hình, quy mô các nút giao thông quan trọng, bến bãi đỗ xe, nhà ga trung tâm vận chuyển hành khách, cầu lớn vượt sông, cầu vượt, hầm đường bộ; các tuyến vận tải hành khách công cộng chủ yếu.
Quy hoạch giao thông đô thị bao gồm việc xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thông, vị trí, quy mô công trình đầu mối; tổ chức hệ thống giao thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất; xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông.
Điều 22, Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định đồ án quy hoạch chuyên ngành giao thông đô thị bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị (giao thông đối ngoại và giao thông đô thị); giao thông vận tải khách công cộng.
- Dự báo nhu cầu vận tải và xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, quỹ đất dành cho giao thông.
- Xác định quy hoạch hệ thống giao thông đối ngoại của đô thị (giao thông đường bộ, đường sắt; đường thủy và đường hàng không) bao gồm: cụ thể tuyến; vị trí, quy mô các công trình đầu mối: cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, nút giao thông, bến bãi đỗ xe đối ngoại.
- Xác định quy hoạch hệ thống giao thông đô thị bao gồm: phân loại và tổ chức mạng lưới đường đô thị, xác định cụ thể các tuyến đường sắt đô thị (trên mặt đất, trên cao, dưới mặt đất), vị trí và quy mô các công trình: nhà ga, bến bãi đỗ xe khu vực đô thị, các đầu mối giao thông; xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng đường phố chính cấp đô thị.
- Xác định quy hoạch vận tải khách công cộng.
- Xác định các chương trình, dự án đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư, nguồn và kế hoạch thực hiện.
- Đánh giá môi trường chiến lược.
- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống giao thông thể hiện ở tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
Quy hoạch cao độ nền là nghiên cứu thiết kế độ cap bề mặt hoàn thiện của các bộ phận chức năng trong đô thị nhằm đảm bảo độ dốc và hướng dốc hợp lý để tổ chức thoát nước mưa tụ động. Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 3, Luật tài nguyên nước 2012, nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bao gồm việc xác định khu vực thuận lợi cho việc xây dựng trong từng khu vực và đô thị; xác định lưu vực thoát nước chính, khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối; giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
Điều 23, Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định đồ án quy hoạch c cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá hiện trạng địa hình, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, các khu vực có tai biến môi trường (lún, sụt, địa chất, sói lở …).
- Đánh giá tổng hợp đất xây dựng đô thị cho từng khu vực đô thị bao gồm: xác định các khu vực thuận lợi, không thuận lợi, hạn chế, khu vực cấm xây dựng.
- Đánh giá tổng hợp tình hình thoát nước và ngập úng đô thị: tần suất, diện tích các khu vực, độ sâu, hiện trạng hệ thống thoát nước, vị trí, quy mô các trạm bơm tiêu thoát nước.
- Xác định chỉ tiêu, thông số cơ bản, các lưu vực thoát nước; mạng lưới thoát và nguồn tiếp nhận nước mặt; vị trí, quy mô các công trình đầu mối tiêu thoát chính; các giải pháp phòng tránh thiên tai.
- Xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực xây dựng cụ thể và các đường phố chính cấp đô thị.
- Xác định sơ bộ khối lượng đào, đắp của các khu vực.
- Xác định chương trình và dự án đầu tư ưu tiên, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, dự kiến nguồn lực thực hiện.
- Đánh giá môi trường chiến lược.
- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quy hoạch đô thị
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh