Thoả thuận cấp bảo lãnh là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:20 (GMT+7)

Bài viết trình bày khái niệm và việc thực hiện thoả thuận cấp bảo lãnh

 

1. Khái niệm thế nào là thoả thuận cấp bảo lãnh 

Khoản 11, Điều 3, Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thỏa thuận cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.

Trong đó: 

+ Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh. (quy định tại khoản 1, Điều 3, Thông tư 07/2015/TT-NHNN).

+ Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng (quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư 07/2015/TT-NHNN).

+ Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh. (quy định tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư 07/2015/TT-NHNN).

2. Thực hiện thoả thuận cấp bảo lãnh 

Điều 14 Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thỏa thuận cấp bảo lãnh như sau: 

a. Ký kết thoả thuận cấp bảo lãnh 

Để thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng ký thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.

b. Nội dung của thoả thuận cấp bảo lãnh 

Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:

+ Các quy định pháp luật áp dụng;

+ Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;

+ Nghĩa vụ được bảo lãnh;

+ Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;

+ Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;

+ Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Phí bảo lãnh;

+ Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

+ Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận;

+ Giải quyết tranh chấp phát sinh.

Ngoài các nội dung trên, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong thỏa thuận cấp bảo lãnh không trái với quy định của pháp luật.

c. Sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nội dung thoả thuận cấp bảo lãnh 

Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Xem thêm: 

Điều kiện và trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê nhà ở hình thành trong tương lai được quy định ra sao?

Tổng hợp các bài viết về Luật Kinh doanh bất động sản

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư