Thời hạn sử dụng đất là gì? Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng đất ổn định, lâu dài?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:51 (GMT+7)

Các quy định về thời hạn sử dụng đất, phân loại thời hạn sử dụng đất và các quy định về việc sử dụng đất ổn định, lâu dài.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Mặc dù đất là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, nhưng đất đai không phải nguồn tài nguyên vô hạn. Do vậy, sử dụng đất cần phải có thời hạn. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thời hạn sử dụng đất và sử dụng đất ổn định, lâu dài? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Thời hạn sử dụng đất là gì?

Thời hạn sử dụng đất được hiểu nôm na là khoảng thời gian mà người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện việc khai thác, sử dụng đất. Như vậy, đây là khoảng thời gian do Luật định để thống nhất nhà nước về quản lý đất đai, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát, quản lý được người sử dụng đất trên phạm vi cả nước.

2. Phân loại thời hạn sử dụng đất 

Thời hạn sử dụng đất có 2 loại:

Đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn 

3. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc sử dụng đất ổn định lâu dài?

Điều 125, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (Luật đất đai 2013) quy định về việc sử dụng đất ổn định, lâu dài như sau:

Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm đất ở như thực hiện việc xây nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống sinh hoạt thường nhật. Các công trình này nhằm giúp người dân ổn định chỗ ở, ổn định cuộc sống để có yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế. Do vậy, đất ở của hộ gia đình, cá nhân cần được sử dụng một cách ổn định, lâu dài.

Thứ hai, đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật đất đai 2013 

Đất nông nghiệp trong trường hợp này là đất mà cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.

Thứ ba, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

Với đặc tính sinh trưởng lâu, cây cối không phải một vài ngày hay một vài tháng đã phát triển thành cổ thụ mà cần phải trải quan thời gian dài. Bên cạnh đó, giá trị của cây cối cũng như rừng tự nhiên sẽ tỉ lệ thuận với thời gian sinh trưởng của cây. Chính vì vậy, đất rừng cần được sử dụng một cách ổn định, lâu dài.

Thứ tư, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê

Thứ năm, đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật đất đai 2013; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật đất đai 2013

Cụ thể, đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.

Thứ sáu, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh

Thứ bảy, đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật đất đai 2013

Cụ thể, đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Thứ tám, đất tín ngưỡng

Thứ chín, đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh

Thứ mười, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

Mười một, đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật đất đai 2013.

Cụ thể: tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì tổ chức kinh tế được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư