2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thu hồi Giấy chứng nhận là việc Nhà nước lấy lại Giấy chứng nhận đã cấp cho người sử dụng đất. Vậy thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 106, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013), Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong 04 trường hợp đó là:
+ Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 87, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, trình tự thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp này bao gồm 3 bước:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Bước 2: Người sử dụng đất được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai
Bước 3: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 87, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, trình tự thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp này bao gồm 2 bước:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế thì không cần phải nộp;
Bước 2: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 87, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp hoặc đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động.
Văn phòng đăng ký đất đai quản lý Giấy chứng nhận đã nộp sau khi kết thúc thủ tục cấp đổi, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Căn cứ tại Khoản 4, Điều 10, Thông tư 24/2014/BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ tài nguyên và Môi trường, hồ sơ phải nộp khi thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận bao gồm:
+ Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện nội dung Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định thì nộp hồ sơ gồm:
- Đơn phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Trường hợp cơ quan nhà nước phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định thì người được cấp Giấy chứng nhận nộp Giấy chứng nhận đã cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh