2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hay còn được biết đến là sổ hồng có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân, tập thể khi đảm bảo và công nhận quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu trên diện tích mảnh đất được cấp phép. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng bảo đảm việc kiểm tra, giám sát các hoạt động sử dụng.
Ngày nay, người dân biết đến rộng rãi hai khái niệm “Sổ đỏ” và “Sổ hồng” khi nhắc đến lĩnh vực bất động sản. Đây đều là loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với sản phẩm bất động sản. Vậy tại sao lại có hai tên gọi khác nhau và khác nhau ở điểm nào?
Trước hết, theo pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở và xây dựng trước ngày 10/12/2019 thì tùy theo khu vực sử dụng đất sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất, sở hữu nhà ở công trình có đủ điều kiện theo 2 hình thức và nội dung khác nhau gồm:
Đây là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” với trang bìa màu đỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, ghi nhận quyền sử dụng đất, khu vực ngoài đô thị, áp dụng đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất ở nông thôn… Đối tượng được cấp giấy chủ yếu là hộ gia đình do chủ hộ đứng tên.
Sổ hồng là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, có trang bìa màu hồng, nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, khu vực đô thị, áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị. Đối tượng là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy.
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà.
Tuy nhiên, hiện nay theo Luật Đất đai năm 2013 đang có hiệu lực thi hành thì thống nhất sử dụng chung mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tức là không phân biệt giữa “sổ hồng” hay “sổ đỏ” và chúng có giá trị pháp lý như nhau.
Ngoài ra, các mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
Căn cứ khoản 22 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án nhà ở có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận thay cho người nhận mua nhà hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
- Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.
Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có xác nhận của chủ đầu tư;
Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng;
Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán nhà ở;
Giấy tờ pháp lý cá nhân;
Tờ khai lệ phí trước bạ.
Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh