2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch đô thị là một phần của quy hoạch xây dựng.
Căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị bao gồm 03 loại quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Mốc giới được hiểu là một điểm mốc để phân cách các phần trong quy hoạch đô thị.
Điều 2, Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định mốc giới cắm ngoài thực địa bao gồm mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt, trong đó:
- Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ
- Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
- Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.
Khoản 1, Điều 57, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 quy định cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị gồm cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới khu vực cấm xây dựng ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc.
- Hồ sơ cắm mốc giới do các đơn vị chuyên môn thực hiện. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Trong đó, theo quy định tại Điều 14, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, cơ quan quản lý quy hoạch đô thị tại địa phương là Uỷ ban nhân dân các cấp. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý quy hoạch đô thị dưới sự giúp sức của các cơ quan chuyên môn. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BXD-BNV, cơ quan chuyên môn trợ giúp UBND tỉnh trong việc quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh là Sở Xây dựng, Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BXD-BNV, cơ quan chuyên môn trợ giúp UBND huyện là Phòng Quản lý đô thị.
- Khi quy hoạch đô thị được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh mốc giới theo quy hoạch đã được điều chỉnh.
Khoản 2, Điều 57, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 quy định sau khi đồ án quy hoạch đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
- Tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt;
- Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày hồ sơ cắm mốc giới được phê duyệt.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quy hoạch đô thị
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh