2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa nhằm nâng cao giá trị sử dụng và khai thác tối đa tài nguyên đất. Thế nhưng do chưa nắm bắt được các quy định của Nhà nước nên việc chuyển đổi cơ cấu của loại đất này gặp nhiều khó khăn dẫn đến đất trồng lúa sau khi chuyển đổi khó có thể trồng lúa trở lại, nhiều nơi dân bỏ đất hoang hóa, không canh tác. Để giải quyết vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa trong Luật Đất đai 2024 và các văn bản pháp luật liên quan.
Luật Đất đai 2013;
Luật Đất đai 2024;
Luật Trồng trọt 2018;
Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa;
Nghị định 112/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa;
Quyết định số 719/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021;
Quyết định số 3048/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2022.
Căn cứ Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất trồng lúa được phân loại vào nhóm đất nông nghiệp, thuộc loại đất trồng cây hằng năm.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2024 đã có điểm khác biệt so với Luật Đất đai 2013 khi quy định rõ ràng về khái niệm đất trồng lúa. Khái niệm này được định nghĩa tại khoản 1 Điều 182 Luật Đất đai 2024 như sau:
Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên.
Để làm rõ hơn cho khái niệm “đất trồng lúa”, một lần nữa nó đã được định nghĩa cụ thể và chi tiết trong khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa:
Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
Quy định này đã định nghĩ rõ ràng cho hai khái niệm “đất chuyên trồng lúa” và “đất trồng lúa còn lại”. Như vậy, theo quy định của Nghị định 112/2024/NĐ-CP, đất trồng lúa là loại đất có mục đích sử dụng chính là trồng lúa, bao gồm cả đất trồng từ một vụ lúa trở lên và trồng lúa kết hợp với mục đích khác.
Khái niệm “đất trồng lúa” trong Luật Đất đai 2024 và nghị định liên quan đã có điểm khác biệt so với quy định trong Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa:
1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
2. Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
3. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
4. Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
Có thể thấy, trong quy định trước đây, đất trồng lúa bao gồm: (1) đất trồng lúa nước; (2) đất trồng lúa khác. Trong đó, đất trồng lúa khác gồm đất trồng lúa còn lại và đất trồng lúa nương.
Dựa trên tinh thần của Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, các nhà làm luật đã đưa ra một quy định mới giản lược và rõ ràng hơn khi chỉ phân chia đất trồng lúa thành hai loại, tập trung giải thích rõ ràng khái niệm “đất trồng lúa” và các loại đất trồng lúa. Điều này khiến nội dung điều luật minh bạch hơn, giúp người dân dễ tiếp cận các khái niệm này hơn.
Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương quản lý và sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 phải giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa.
Theo Quyết định số 3048/QĐ-BTNMT Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2022, cả nước có 3.930.351 ha đất trồng lúa. Trong khi đó, diện tích đất trồng lúa theo thống kê tại Quyết định số 719/QĐ-BTNMT Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021 là 3.935.367 ha. Có thể thấy diện tích đất trồng lúa năm 2022 đã có sự giảm nhẹ so với năm 2021 và sự chênh lệch này có thể tiếp tục gia tăng nếu Nhà nước không đưa ra những biện pháp kịp thời. Bởi vậy, trong Nghị định 112/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định cụ thể về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa.
Khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP định nghĩa khái niệm “chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa” như sau:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là hình thức chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm; trồng lúa sang trồng cây lâu năm; trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Trước đây, trong các văn bản pháp luật liên quan dù có nhắc đến khái niệm này lại không định nghĩa rõ ràng, điều này gây khó hiểu cho người dân khi đọc và tiếp cận pháp luật về đất đai. Đây là lần đầu khái niệm này được quy định cụ thể và rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Với quy định này, có 3 hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa: (1) chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm; (2) trồng lúa sang trồng cây lâu năm; (3) trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt 2018 quy định về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như sau:
a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;
b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với đồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
c) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
Như vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cơ bản vẫn căn cứ vào điều kiện thực tế, nguyên tắc sử dụng đất theo Luật Đất đai và đảm bảo hiệu quả của đất nông nghiệp.
Theo khoản 5 Điều 182 Luật Đất đai 2024, quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của người sử dụng đất được quy định như sau:
Người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại theo quy định của pháp luật về trồng trọt; được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Có thể thấy, cả Luật Trồng trọt 2018 và Luật Đất đai 2024 đều thống nhất trong việc đảm bảo đất được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm giảm giá trị vốn có của đất trồng lúa.
Dựa trên tinh thần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với các quy định của Luật Trồng trọt 2018 và Luật Đất đai 2024, khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP đã đưa ra các nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như sau:
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
Các nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhằm mục đích bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa tại các địa phương như việc phân định rõ loại đất trồng lúa nào được phép chuyển đổi cơ cấu (chỉ chuyển đổi cơ cấu sang cây trồng lâu năm trên đất trồng lúa còn lại; không chuyển đổi cơ cấu trên vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; chỉ được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120cm so với mặt ruộng), nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khai thác tối đa nguồn lực từ đất và trên hết, phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa, đảm bảo đất trồng lúa được sử dụng theo đúng các nguyên tắc sử dụng đất trong Luật Đất đai 2024.
Khoản 3 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP đã quy định rõ về thẩm quyền quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Theo đó, thẩm quyền quyết định về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp tỉnh, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước 30 tháng 11 năm trước của năm kế hoạch.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp xã và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp huyện, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn huyện theo mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước ngày 15 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và nhu cầu chuyển đổi của người sử dụng đất trồng lúa, ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn xã theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước ngày 30 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.
(Điều 7 Nghị định 112/2024/NĐ-CP)
Như trong nguyên tắc chuyển đổi đa quy định rõ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phải phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành. Quy định này giúp Nhà nước quản lý đất đai một cách có hiệu quả hơn, tránh tình trạng chuyển đổi tự phát, chuyển đổi sai mục đích, không đúng vùng quy hoạch, gây lãng phí tài nguyên đất.
Điều 8 Nghị định 112/20224/NĐ-CP đã quy định rõ ràng về hồ sơ, trình tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như sau:
1. Người sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, gửi Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (sau đây gọi là Bản Đăng ký) đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hợp lệ; Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp của Bản Đăng ký với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã.
a) Trường hợp Bản Đăng ký phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cho người sử dụng đất trồng lúa đăng ký;
b) Trường hợp Bản Đăng ký không phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản theo mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này, người sử dụng đất trồng lúa đăng ký.
Như vậy, trình tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa bao gồm: (1) Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu làm Bản Đăng ký gửi đến UBND cấp xã; (2) Trong vòng 05 ngày làm việc, UBND cấp xã sẽ xem xét và ban hành văn bản chấp nhận nếu việc chuyển đổi phù hợp hoặc thông báo bằng văn bản nếu việc chuyển đổi không phù hợp.
Điều 182 Luật Đất đai 2024 đã quy định nội dung mới về cho phép được sử dụng một phần diện tích đất trồng lúa để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp (điều kiện, tỷ lệ, thẩm quyền cho phép xây dựng...). Thực tế, nhiều địa phương đã thực hiện nội dung này, nhưng chưa có quy định hướng dẫn cụ thể cho đến được quy định chi tiết tại Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP.
Các điều kiện để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa như sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;
b) Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;
c) Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;
d) Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.
Có thể thấy, quy định này đã giới hạn các đối tượng, trường hợp được xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa để khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết, phát triển sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, có năng suất, chất lượng cao; hạn chế thấp nhất việc xây dựng tràn lan trên đất trồng lúa gây mất trật tự an toàn xã hội.
Các quy định này là một bước đổi mới lớn trong pháp luật đất đai bởi việc phân định rõ ràng hơn giữa chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hay xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa theo quy định không làm biến đổi mục đích sử dụng đất (sau khi chuyển đổi và xây dựng theo đúng quy định của Nghị định 112/2024/NĐ-CP, các diện tích đất này vẫn được thống kê là đất trồng lúa).
Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói
Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:
2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
2
Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam
8
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng
10
Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi
10
Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).
15
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;
20
Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
20
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)
30
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình
300
Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…
500
Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế
700
Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…
2000
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước
3000
Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh