2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể là doanh nghiệp, tổ chức, còn người sử dụng lao động có thể không thể tự mình giao kết hợp đồng. Vậy những ai là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng? Nếu giao kết hợp đồng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Theo Khoản 1 Điều 18 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Tức là không được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động
- Người lao động vẫn có thể trực tiếp giao kết hợp đồng
- Người lao động trong nhóm lao động từ đủ 18 tuổi có thể ủy quyền cho người trong nhóm thực hiện giao kết hợp đồng (Theo Khoản 2 Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019), kèm theo đó là các điều kiện dành cho người được ủy quyền tương đối chặt chẽ:
+ Người được ủy quyền không được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động (theo Khoản 5 Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019)
+ Hợp đồng lao động trong trường hợp này phải được giao kết bằng văn bản, nhằm chứng minh được hợp đồng có sự thống nhất giữa những người trong nhóm với nhau (theo Khoản 2 Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019)
+ Người được ủy quyền phải thực hiện ký kết phải kèm danh sách ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động (theo Khoản 2 Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019)
Theo Khoản 4 Điều 15 Bộ luật lao động năm 2019, có 4 nhóm trường hợp người lao động có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động:
- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên: Nhóm người này có thể trực tiếp thực hiện giao kết hợp đồng hoặc trở thành người được ủy quyền trong trường hợp nhóm người từ đủ 18 tuổi muốn giao kết hợp đồng về công việc mùa vụ, dưới 12 tháng. Đây cũng là nhóm người lao động cơ bản, chủ yếu, là những người có đầy đủ khả năng giao kết hợp đồng lao động dựa trên sự tự do ý chí của bản thân.
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được coi là người chưa thành niên nhưng đã có thể tự mình tham gia vào quan hệ lao động, nhóm người này chỉ cần sự đồng ý chứ không cần sự can thiệp ý chí quá mạnh mẽ của người đại diện theo pháp luật.
- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó: Đây là nhóm người lao động thực hiện các công việc nhẹ và cần đảm bảo phát triển thể chất tinh thần dù tham gia vào quan hệ lao động, vì vậy, người chưa đủ 15 tuổi cần có người đại diện theo pháp luật (bố, mẹ) chịu trách nhiệm giao kết hợp đồng cùng.
- Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động: Những người này là phải là người đủ 18 tuổi, có khả năng chịu trách nhiệm đối với hợp đồng lao động, với người sử dụng lao động, và những người lao động khác trong nhóm đã ủy quyền cho người này giao kết hợp đồng.
Theo khoản 3 điều 15 Bộ luật lao động năm 2019, có 4 nhóm trường hợp người sử dụng, người đại diện người sử dụng lao động có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật: Mỗi loại hình doanh nghiệp cùng mỗi doanh nghiệp đều có người đại diện theo pháp luật, đây là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện giao dịch, các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, trong đó có giao kết hợp đồng lao động.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật: Những người này có thể không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng vẫn có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động.
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật: Do những tổ chức này không có tư cách pháp nhân nên không có người đứng đầu cơ quan, tổ chức, tuy vậy vẫn có người đại diện, người này hoặc người được ủy quyền của người này chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng lao động với người lao động
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Theo Điểm b, Khoản 1 Điều 49 Bộ luật lao động năm 2019 về hợp đồng lao động vô hiệu:
“1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này”
Theo đó, hợp đồng lao động nếu không được giao kết đúng thẩm quyền sẽ bị vô hiệu toàn phần. Hệ quả của việc vô hiệu hợp đồng là không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết, hợp đồng cũng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, dẫn đến nếu xảy ra tranh chấp thì không thể dựa vào hợp đồng giao kết mà không đúng thẩm quyền, các quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận cũng không có giá trị. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động không còn là quan hệ lao động, người lao động trở thành người làm việc không có quan hệ lao động và không được hưởng các quyền lợi mà trong hợp đồng đã thỏa thuận.
Như vậy, có rất nhiều chủ thể từ phía người lao động và từ phía người sử dụng lao động có thể tham gia ký kết hợp đồng lao động, cần chú ý dựa vào từng trường hợp để lựa chọn chủ thể ký kết hợp đồng lao động phù hợp nhất, để tránh trường hợp giao kết không đúng thẩm quyền dẫn đến vô hiệu toàn bộ hợp đồng lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh