2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Luật doanh nghiệp 2020 quy định 04 loại hình doanh nghiệp sau để thành lập doanh nghiệp: (i) công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm 02 loại là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên); (ii) công ty cổ phần; (iii) công ty hợp danh; (iv) doanh nghiệp tư nhân.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, pháp luật đặt ra các quy định riêng. Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ phân tích chi tiết về các loại hình doanh nghiệp nêu trên theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Công ty hợp danh là một loại hình đặc trưng của công ty đối nhân được ra đời từ rất sớm trên cơ sở liên kết về mặt nhân thân giữa các thành viên trong công ty và được quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Công ty hợp danh có 03 đặc điểm như sau:
Theo quy định của pháp luật thì công ty hợp danh gồm có 02 loại thành viên: đó là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó:
Thành viên hợp danh: là thành viên mà bất cứ một công ty hợp danh nào cũng có, bởi một trong những điều kiện để thành lập công ty hợp danh là phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh trở lên. Thành viên hợp danh trong công ty thường có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt nhân thân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp nhất định.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh được quy định chi tiết trong Luật doanh ngiệp 2020. Đó là trách nhiệm liên đới đối với mọi nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp; trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty thể hiện ở chỗ thành viên hợp danh không chỉ chịu trách nhiệm với số tài sản đã bỏ vào kinh doanh mà còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình đối với mọi khoản nợ của công ty.
Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh chỉ phát sinh sau trách nhiệm trả nợ của công ty, vì công ty hợp danh có tài sản độc lập với các thành viên nên khi công ty có khoản nợ cần phải thanh toán thì trước hết, công ty sẽ trả nợ bằng tài sản của công ty, nếu tài sản công ty không đủ trả nợ ngay cả khi phải giải thể hoặc phá sản thì trong trường hợp này thành viên hợp danh mới phải trả nợ thay cho công ty bằng tài sản của chính mình.
Thành viên góp vốn: Là loại thành viên không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh. Tuy nhiên, sự tham gia của loại thành viên này làm tăng khả năng huy động vốn của công ty hợp danh.
Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có thể là cá nhân hoặc tổ chức có đầy đủ năng lực pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự. Khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh thường không có quan hệ nhân thân với nhau. Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh là chế độ trách nhiệm hữu hạn. Tức, thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Việc giới hạn chế độ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp giúp các thành viên này hạn chế được một phần rủi ro khi thực hiện đầu tư vào công ty hợp danh.
Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Thành viên có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,.. hoặc các loại tài sản khác mà pháp luật không cấm.
Tuy nhiên, đối với những tài sản không phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi thì cần tiến hành định giá tài sản trước khi góp vốn. Việc định giá tài sản sẽ do hội đồng thành viên hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp tiến hành thẩm định.
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có nghĩa vụ góp đủ và góp đúng hạn số vốn góp như đã cam kết. Trường hợp các thành viên không góp hoặc góp không đủ số vốn theo cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại của công ty. Bên cạnh đó, đối với thành viên góp vốn có thể bị chấm dứt tư cách thành viên theo quyết định của Hội đồng thành viên. Tại thời điểm góp đủ số vốn, các thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn khi không muốn là thành viên của công ty có quyền chuyển nhượng phần vôn góp của mình cho các thành viên còn lại hay cho người khác không phải là thành viên công ty hoặc có thể rút vốn khỏi công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng phần vốn góp đối với các thành viên trong công ty hợp danh phải tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Theo quy định pháp luật hiện hành, công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để huy động vốn. Do vậy, khả năng huy động vốn của công ty hợp danh có phần hạn chế hơn so với loại hình doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần. Khi có nhu cầu tăng, giảm vốn điều lệ, công ty sẽ huy động bằng cách kết nạp thành viên mới, tăng phần vốn góp của mỗi thành viên hoặc gia tăng giá trị tài sản của công ty. Do đặc thù của công ty hợp danh là sự liên kết về quan hệ nhân thân, vì vậy, khi xem xét kết nạp thành viên mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng cách vay (dưới danh nghĩa chính công ty) của cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp công ty hợp danh có thể tham gia vào các giao dịch một cách độc lập và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp nên giống như những doanh nghiệp kinh doanh khác, doanh nghiệp tư nhân là tổ chức có tên riêng được nhà nước thừa nhận thông qua việc nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; mục đích của doanh nghiệp tư nhân là thường xuyên, liên tục thực hiện hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh những đặc điểm chung của một doanh nghiệp kinh doanh thì doanh nghiệp tư nhân còn có những đặc điểm riêng được quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ. Quy định như vậy nhằm tạo điều kiện và kêu gọi các chủ đầu tư nhỏ lẻ từ các quốc gia khác đầu tư thành lập doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh doanh quốc gia.
Với tính chất là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ nên toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân đầu tư. Doanh nghiệp tư nhân có sự linh hoạt hơn về vốn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm cả tài sản trong phạm vi số vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân không đầu tư vào doanh nghiệp trong trường hợp số vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để thanh toán các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Sở dĩ chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn vì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp một chủ. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng mà tài sản của doanh nghiệp là tài sản của chủ doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu làm ăn phát đạt, thu nhiều lợi nhuận thì chủ doanh nghiệp được hưởng toàn bộ lợi nhuận đó. Vậy, khi doanh nghiệp thua lỗi thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Cũng chính vì chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân là mà pháp luật đã có quy định hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Đây chính là cơ sở bảo đảm an toàn cho các chủ nợ khi tham gia quan hệ với loại hình doanh nghiệp này, bởi tính rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân rất cao, nếu cho phép một cá nhân cùng lúc được tham gia làm chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp khác nhau, mà mỗi doanh nghiệp họ đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thì không có gì bảo đảm họ sẽ có đủ tài sản để thanh toán cho tất cả các khoản nợ ở tất cả các doanh nghiệp đó.
Quy định trên của pháp luật đã hạn chế quyền huy động vốn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì xuất phát từ đặc biệt và bản chất của doanh nghiệp tư nhân. Nếu doanh nghiệp tư nhân được phép phát hành chứng khoán sẽ phá vỡ cấu trúc vốn và cơ cấu số lượng thành viên của doanh nghiệp tư nhân, khi đó, doanh nghiệp tư nhân sẽ không còn là doanh nghiệp theo đúng cái tên của nó nữa mà sẽ chuyển sang loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu khác. Nếu doanh nghiệp này muốn đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ sở hữu doanh nghiệp tư đầu tư thêm vốn, đi vay có hoặc có những khoản thu hút vốn đầu tư khác từ việc được tặng cho, thừa kế tài sản…
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh