2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn điển hình, theo đó, các hình thức huy động vốn rất đa dạng và linh hoạt. Một trong các hình thức huy động vốn hiệu quả hay được công ty cổ phần áp dụng là chào bán trái phiếu, cụ thể là chào bán trái phiếu riêng lẻ. Vậy chào bán trái phiếu riêng lẻ là gì? Luật Doanh nghiệp quy định thế nào? Luật Hoàng Anh xin được làm rõ thông qua bài viết này.
Chào bán trái phiếu riêng lẻ được quy định tại Điều 128 Luật Doanh nghiệp 2020. Đây là một quy định mới, thay thế cho quy định về phát hành trái phiếu của Luật Doanh nghiệp 14. Bởi từ Luật Chứng khoán 2006 có hiệu lực, thuật ngữ “phát hành” đã được thay thế bằng “chào bán” và Luật Chứng khoán 2019 vẫn kế thừa và giữ nguyên thuật ngữ này. Do vậy, sự thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2020 đã tạo ra sự tương thích và thống nhất với pháp luật chứng khoán.
1. Khái niệm
Pháp luật doanh nghiệp 2020 chỉ quy định về chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng. Theo pháp luật chứng khoán, công ty đại chúng là công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ hoặc công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó, có thể hiểu, công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là những công ty cổ phần không thuộc một trong hai trường hợp công ty kể trên
Do trái phiếu là một loại chứng khoán, theo đó, khái niệm “chào bán trái phiếu riêng lẻ” dựa trên định nghĩa về “chào bán chứng khoán riêng lẻ” theo Khoản 20 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019:
“20. Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 19 Điều này và theo một trong các phương thức sau đây:
a) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
b) Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.”
Theo Điểm a Khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019:
“19. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:
a) Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;”
Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là việc chào bán không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau:
a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ;
b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiểu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác.”
2. Quy định pháp luật doanh nghiệp về chào bán trái phiếu riêng lẻ
- Chủ thể phát hành.
Theo Khoản 1 Điều 128 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Điều 128. Chào bán trái phiếu riêng lẻ
1. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, các tổ chức khác và chào bán trái phiếu ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”
Pháp luật doanh nghiệp chỉ điều chỉnh việc chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng. Việc chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, các tổ chức khác và chào bán trái phiếu ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Theo Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 thì:
“Điều 32. Công ty đại chúng
1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.”
Như vậy, các công ty cổ phần không thuộc các trường hợp tại Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 không phải là công ty đại chúng và có thể huy động vốn bằng hình thức chào trái phiếu riêng lẻ.
Đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ
Theo Khoản 2 Điều 128 Luật Doanh nghiệp 2020”
“2. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là chào bán không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau:
a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ;
b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiểu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác.”
Đối tượng được phép mua trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phát hành gồm các nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiểu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác
Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 128 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
3. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;
b) Có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán;
c) Bảo đảm điều kiện về tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật;
d) Điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Người sở hữu trái phiếu sẽ trở thành chủ nợ của công ty, theo đó, công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phải chứng minh được khả năng trả nợ của mình thông qua báo cáo thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn; thông qua các báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán; phải bảo đảm điều kiện về tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật và các điều kiện khác tùy vào từng ngành, nghề và lĩnh vực công ty phát hành hoạt động (Khoản 2 Điều 9 Nghị định 153/2020 Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 về chào bán, giáo dịch trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài.
Thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã làm rõ những quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần. Có thể thấy, pháp luật doanh nghiệp đã quy định và hướng dẫn rất cụ thể về vấn đề này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh