2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Hợp tác xã có một số đặc điểm như sau: là tổ chức kinh tế tập thể, tự nguyện tham gia của các thành viên, mang tính xã hội sâu sắc, mang tư cách pháp nhân, hoạt động tự chủ, bình đẳng, hợp tác xã phân phối thu nhập theo vốn góp của các thành viên và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, được hưởng các chính sách, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước. Cùng tìm hiểu về cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Cơ sở pháp lý: Điều 29 Luật hợp tác xã 2012.
Cơ cấu tổ chức là hệ thống sơ đồ xác định vai trò, quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ đươc phân công theo từng cấp bậc khác nhau. Cơ cấu tổ chức thể hiện rõ ai làm, làm cái gì nhằm tạo sự liên kết, phối hợp ăn ý đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo được nhiều yêu cầu về:
+ Phù hợp với mục tiêu và chiến lược tổ chức.
+ Đảm bảo sự phân quyền rõ ràng, cụ thể.
+ Duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các cấp.
+ Đảm bảo tính cân đối, hiệu quả.
+ Quản lý và kiểm soát các hoạt động của tổ chức
Theo Điều 29 Luật hợp tác xã 2012 quy định về cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
“Điều 29. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.”
Theo đó cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
Thứ nhất: Đại hội thành viên.
Đại hội thành viên là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu.
Thứ hai: Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người.
Thứ ba: Giám đốc (Tổng giám đốc)
Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Giám đốc là người thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chủ trương của Đại hội thành viên và ban quản trị hợp tác xã. Giám đốc có nhiều quyền lực tuy nhiên cũng bị giới hạn theo quy định pháp luật và điều lệ hợp tác xã.
Cuối cùng: Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.
Đối với mỗi một hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo quy định pháp luật. Theo đó, hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên, liên hiệp hợp tác xã có dưới 10 hợp tác xã thành viên, việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật hợp tác xã.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh