2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định những trường hợp đặc biệt về xử lý phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Các trường hợp đó cụ thể như sau:
Theo Khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.”
Quy định này áp dụng cho cả trường hợp cá nhân chết do “cái chết sinh học” và “cái chết pháp lý”. “Cái chết pháp lý” được hiểu là việc một cá nhân bị Tòa tuyên bố là đã chết khi đã qua một thời hạn nhất định mà người đó không xác định được là còn sống hay đã chết. Khi một cá nhân chết, tài sản của họ trở thành di sản thừa kế. Người thừa kế di sản được xác định theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế theo di chúc là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả nhà nước. Người thừa kế theo pháp luật là người thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Khi cá nhân chết, phần vốn góp của thành viên trong công ty cũng được coi là di sản thừa kế, vì thế người thừa kế của thành viên đó sẽ trở thành thành viên công ty.
Tuy nhiên, nếu cá nhân chết mà không có người thừa kế, hoặc người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì giải quyết như sau:
“Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
5. Trường hợp phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Cụ thể các khái nhiệm không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế, bị truất quyền thừa kế được hiểu như sau: (i) Di sản không có người thừa kế được xác định theo hai trường hợp: Di sản không có người thừa kế theo di chúc và Di sản không có người thừa kế theo pháp luật. Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc gồm: Người để lại di sản không chỉ định ai trong di chúc để nhận di sản thừa kế; Không có di chúc; Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật gồm: Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật là trường hợp không còn người thừa kế mà có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. (ii) Người thừa kế từ chối nhận thừa kế khi có người thừa kế nhưng người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. (iii) Truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế không muốn để lại phần tài sản của mình cho một người nào đó và ý chí này được ghi vào di chúc hợp pháp. Đây là quyền của người để lại di chúc. Theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015, những di sản thừa kế không có người thừa kế sau khi được xác định để thực hiện các nghĩa vụ về tài sản, phần còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.
Ngoài ra, còn xảy ra trường hợp người thừa kế không muốn trở thành thành viên của công ty. Pháp luật tôn trọng ý chí của người được thừa kế và quy định công ty phải mua lại hoặc chuyển nhượng phần vốn góp. Việc mua lại và chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trường hợp này được quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
2. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Có thể hiểu mất tích là tình trạng của một cá nhân vắng mặt liên tục trong một thời gian dài mà không rõ họ còn sống hay đã chết do không có tin tức gì liên quan đến cá nhân đó. Một cá nhân chỉ được coi là mất tích khi có tuyên bố mất tích do Tòa án đưa ra. Điều kiện, hậu quả tuyên bố mất tích được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó.
Khi rơi vào tình trạng trên người đó không có khả năng để nhận thức và hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, nên họ không có đủ khả năng để hiểu và làm chủ được hành vi của mình. Khi đó, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ được quy định như sau:
“Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
3. Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.”
Khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
“Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
6. Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.”
Như vậy, nếu thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế đương nhiên là thành viên công ty; cho người không phải người thừa kế thì phải thông qua ý kiến của Hội đồng thành viên. Trường hợp Hội đồng thành viên không chấp thuận thì công ty mua lại phần vốn góp của thành viên đó hoặc thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
7. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của Luật này.”
Như vậy, thành viên trả nợ bằng vốn góp có thể lựa chọn một trong hai hình thức hoặc là trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận hoặc là chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp để nhận tiền. Việc chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp.
Đây là trường hợp được bổ sung trong Luật Doanh nghiệp năm 2020. Trên thực tế đã phát sinh trường hợp thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn trong quá trình hoạt động, có thành viên bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2014 chưa có quy định về thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên có liên quan đó trong trường hợp nêu trên; dẫn đến, nhiều trường hợp quyền lợi hợp pháp của họ bị vi phạm hoặc bị chiếm đoạt; hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng. Do đó, Điều 53 được bổ sung thêm quy định xử lý đối với trường hợp nêu trên. Theo đó:
“Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
8. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.”
Đây cũng là một trường hợp được bổ sung trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 với lý do tương tự như trường hợp trên, theo đó:
“Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
9. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.”
Ngoài ra, trong trường hợp hành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản thì thành viên đó phải chuyển nhượng phần vốn góp hoặc yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đó (Khoản 4 Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh