Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:51 (GMT+7)

các điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp 2020

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh xin được làm rõ điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông.

Điều kiện tiến hành họp đại hội đồng cổ đông được quy định tại Khoản 1 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

“Điều 145. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.”

Như vậy, chỉ khi số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông mới được tiến hành. Pháp luật không quy định một tỷ lệ cụ thể mà để Điều lệ công ty quy định vấn đề này. So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 áp dụng nguyên tắc quá bán về tỷ lệ tổng số phiểu bầu của cổ đông dự họp đại diên thay vì tỷ lệ ít nhất 51%.

Trong trường hợp không đủ tỷ lệ tổng số phiếu biểu quyết thì theo Khoản 2 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

“2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.”

Theo đó, nếu cuộc họp đầu tiên không đủ sổ cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng sổ phiếu biểu quyết thì không được tiến hành. Theo đó, người triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải ra thông báo mời hợp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự họp lần thứ nhất. Tuy nhiên, Điều lệ công ty có thể quy định khác. Tỷ lệ tổng sổ phiếu bầu của sổ cổ đông dự họp đại điện của lần họp thứ hai này thấp hơn lần đầu tiên, chỉ cần từ 33% tổng sổ phiếu biểu quyết trở lên và Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ cụ thể.

Nếu lần họp thứ hai vẫn không được tiến hành thì theo Khoản 3 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.”

Nếu cuộc họp lần thứ hai không thể diễn ra thì người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Nếu Điều lệ công ty có quy định khác thì thực hiện theo Điều lệ công ty. Lần này, cuộc họp sẽ được tiến hành mà không có bất kỳ điều kiện nào, kể cả tỷ lệ tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Về chương trình và nội dung cuộc họp, Khoản 4 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.”

Theo đó, thẩm quyền thay đổi chương trình và nội dung cuộc họp chỉ thuộc về Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần. Nội dung cuộc họp chỉ được diễn ra theo chương trình được gửi kèm thông báo mời họp nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Thông qua bài viết này, Luật Hoàng Anh đã làm rõ những điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần. Có thể thấy, pháp luật quy định khá chi tiết vấn đề trên, từ đó, công ty cổ phần có thể chủ động tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư