2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Theo đó, việc góp vốn khi thi thành lập công ty được thực hiện duy nhất bởi chủ sở hữu công ty. Vậy việc góp vốn thành lập công ty được thực hiện thế nào? Có những lưu ý gì? Luật Hoàng Anh xin được giải đáp thông qua bài viết này.
Theo Khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, thì:
“Điều 75. Góp vốn thành lập công ty
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.”
Như vậy, vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Đồng thời, pháp luật doanh nghiệp cũng yêu cầu chủ sở hữu phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020:
“2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.”
Như vậy, khi thành lập công ty, pháp luật doanh nghiệp không bắt buộc chủ sở hữu công ty phải thực hiện góp vốn ngay tại thời điểm đăng ký với cơ quan nhà nước mà được cam kết góp trong khoảng thời gian nhất đinh. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, khoảng thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 không qua định thời hạn tối đa mà chủ sở hữu phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn. Quy định này vốn nhằm tạo điều kiện để chủ sở hữu có thời gian thu xếp nguồn vốn của mình để chuyển cho công ty. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là quy định dễ bị các chủ sở hữu lợi dụng để kéo dài thời gian góp vốn, làm cho vốn điều lệ của công ty trở thành con số chỉ hiện hữu trên giấy tờ mà thực chất là công ty không có đủ số vốn như đã cam kết. Theo đó, kế thừa Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã sửa đổi và ấn định thời hạn góp vốn tối đa, điều này không những hạn chế tình trạng vốn ảo mà còn giúp cho các công ty nhanh chóng có tài sản để tham gia vào các hoạt động kinh doanh.
Vốn điều lệ của công ty được xác định ở hai thời điểm, khi đăng ký kinh doanh và sau thời điểm kết thúc thời hạn tối đa cam kết góp vốn. Hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty được xác định vào số vốn thực góp. Theo đó, chủ sở hữu không góp đủ số vốn điều lệ trong thời hạn, chủ sở hữu phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp. Hệ quả khi chủ sở hữu không góp vốn đúng hạn theo Khoản 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020:
“3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.”
Theo đó, chủ sở hữu phải có trách nhiệm khi không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn của mình. Cụ thể, theo Khoản 4 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020:
“4. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.”
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh