2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Huy động vốn là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu quả các mục tiêu và kế hoạch đề ra. Việc huy động vốn còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: hình thức pháp lý của công ty, tình hình tài chính của công ty, khả năng thanh toán và chiến lược kinh doanh của công ty,…. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà các công ty có những phương thức huy động vốn khác nhau. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có thể huy động theo hai phương thức chủ yếu sau:
Thứ nhất: huy động vốn ban đầu của chủ sở hữu. Vốn điều lệ là một trong những điều kiện để đảm bảo cho sự hình thành của công ty. Tùy thuộc vào hình thức sở hữu sẽ quyết điịnh tính chất và hình thức tạo vốn của công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu do vậy ngay từ khi thành lập thì chủ sở hữu phỉ góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Trong thời gian có nghĩa vụ góp vốn mà chủ sở hữu không góp đủ vốn điều lệ thì buộc chủ sở hữu phỉa đăng kí điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ số vốn điều lệ. Việc quy định này nhằm đảm bảo sự tách bạch tài sản giữa chủ sở hữu với tài sản của công ty đồng thời hạn chế sự rủi ro trong việc thành lập công ty. Kể từ thời điểm góp vốn, chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước và khi công ty thay đổi vốn điều vốn điều lệ. Bên cạnh đó việc chủ sở hữu do không góp đúng, góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ theo cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đôi với các nghĩa vụ tài chính của công ty.
Với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên thì việc góp vốn vừa là quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Việc góp vốn vào công ty là quyền của thành viên công ty tùy thộc vào nhu cầu, khả năng đối với loại tài sản và mức đọ góp vốn vào công ty. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ góp đúng và đủ số vốn đã cam kết khi đăng kí thành lập công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Từ thời điểm góp vốn thành viên công ty sẽ được công ty cấp cho giấy chứng nhận vốn góp tương đương với giá trị phần vốn đã góp. Trong thời gian 90 ngày mà thành viên công ty không thực hiện đầy đủ việc góp vốn theo cam kết thì thành viên đó, và số vốn góp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, công ty sẽ phải điều chỉnh lại số vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp thực tế của các thành viên trong thời gian mà pháp luật quy định. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn theo cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết đối với các ghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian gian trước ngày công ty đăng kí thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của thành viên.
Thứ hai: phát hành trái phiếu. Theo quy định của Luật doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay hai thành viên trở lên đều không được phép phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên nhằm đảm bảo việc nâng cao cũng như hoạt động kinh doanh của công ty, pháp luật cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn được quyền phát hành trái phiếu. "Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành" ( Khoản 3 điều 4 Luật chúng khoán 2019). Việc phát hành trái phiếu là một hình thức cung ứng vốn từ công chúng giúp cho công ty có thể huy động vốn nhanh. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu có những ưu nhược điểm nhất định. Do vậy, khi phát hành trái phiếu công ty cần phải cân nhắc tính toán cẩn thận. Công ty trách nhiệm hữu hạn khi tiến hành phát hành trái phiếu cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định về pháp luật chứng khoán. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thông qua hai hình thức đó là cháo bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần tuân thủ theo trình tự thủ tục mà pháp luật chứng khoán quy định.
Tóm lại, huy động vốn là một biện pháp nhằm giúp cho các công ty có thể thực hiện được các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của mình. Huy động vốn ban đầu từ chủ sở hữu và phát hành trái phiếu là hai hình thức huy động vốn chủ yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn. Bài viết trên đây đã tóm tắt những nội dung trọng yếu nhất với hai hình thức huy động vốn của công ty TNHH mà Luật Hoàng Anh xin gửi tới quý bạn đọc.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh