2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Hợp tác xã có một số đặc điểm như sau: là tổ chức kinh tế tập thể, tự nguyện tham gia của các thành viên, mang tính xã hội sâu sắc, mang tư cách pháp nhân, hoạt động tự chủ, bình đẳng, hợp tác xã phân phối thu nhập theo vốn góp của các thành viên và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, được hưởng các chính sách, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước.
Cơ sở pháp lý:
+ Điều 44 Luật hợp tác xã 2012.
+ Thông tư 83/2015/TT-BTC thông tư hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với hợp tác xã.
Huy động vốn là hoạt động vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình.
Theo Điều 44 Luật hợp tác xã 2012 quy định huy động vốn hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên.
+ Trường hợp huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.
Vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chủ yếu do các thành viên, hợp tác xã thành viên góp vào theo trình tự thủ tục quy định Theo đó, việc huy động vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được huy động đầu tiên từ các thành viên, hợp tác xã thành viên. Trường hợp thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đủ điều kiện góp mức vốn tối thiểu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ huy động các nguồn vốn khác(ngân hàng hỗ trợ, vốn vay) theo quy định của pháp luật và điều lệ.
Theo Điều 4 Thông tư 83/2015/TT-BTC thông tư hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với hợp tác xã quy định về phương thức và nguyên tắc huy động vốn như sau:
Thứ nhất: Phương thức huy động vốn.
Huy động vốn từ các thành viên, hợp tác xã thành viên; vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân, tổ chức ngoài hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Nguyên tắc huy động vốn.
+ Việc huy động vốn phải có phương án được đại hội thành viên hay hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) phê duyệt theo thẩm quyền được phân cấp tại điều lệ và quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.
+ Việc vay vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật.
+ Việc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài.
Thứ nhất: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai: Việc quản lý các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện như sau:
+ Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mà không phải trả lại sẽ vào tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tài sản không chia là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được chia cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên hoặc khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động.
Đối với khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại thì được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm đối với số nợ đó.
Thứ ba: Việc quản lý, sử dụng các khoản trợ cấp, hỗ trợ có yếu tố nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật hợp tác xã.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh