2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
1. Khái niệm về thương nhân.
Thương nhân ( thương gia) là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực thương mại và đây cũng là chủ thể chủ yếu của Luật thương mại.
Khái niệm thương nhân luôn được xác định trong pháp luật của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Trước hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm thương nhân được quy định trong hệ thống pháp luật thương mại của các quốc gia trên thế giới
Theo Bộ Luật thương mại của Cộng hòa pháp năm 1807 thương nhân được định nghĩa nghĩa là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình. Như vậy với khái niệm này, thương nhân là một cá nhân có nămg lực hành vi thương mại thực hiện các hành vi thương mại một cash độc lập và phải lấy đó là nghề nghiệp để kiếm sống.
Trong pháp luật Thương mại của Công hòa Liên bang Đức với quan niệm hành vi thương mại là của các thương gia ( thương nhân) do đó thương nhân trong pháp luật trong pháp luật đức có phần phức tạp hơn và được chia làm các loại bao gồm: thương gia đương nhiên, thương gia do đăng kí, thươn gia do hình thức pháp lý, thương gia nhỏ và thương gia giả tạo. Bộ luật thương mại Việt Nam cộng hòa 1972 có quy định Thương gia là những người làm hành vi thương mại cho chính mình và lấy hành vi ấy làm nghề nghiệp thương xuyên của mình.
Như vậy, có thể nói pháp luật thương mại của các nước mặc dù đưa ra các định nghĩa khác nhau song thương nhân được xác định là người thực hiện các hành vi thương mại và coi đó là nghề kiếm sống.
Đối với pháp luật Việt Nam đã có những quy định về thương nhân từ những văn bản pháp luật về thương mại đầu tiên là Luật thương mại 1997 và sau đó là Luật thương mại 2005. Luật Thương mại 1997 đã định nghĩa thương nhân như sau: “Thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên”.
Sau quá trình sửa đổi, Luật thương mại 2005 đã định nghĩa lại khái niệm thương nhân như sau: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Từ khái niệm trên có thể thấy Luật thương mại đang định nghĩa thương nhân theo kiểu hình thức. Theo đó, thương nhân có những thuộc tính cơ bản sau:
2. Đặc điểm của thương nhân
Từ khái niệm về thương nhân theo Luật thương mại 2005, có thể rút ra một số đặc điểm chung về thương nhân như sau:
Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại. Thương nhân trong Luật thương mại 2005 được định nghĩa là cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động thương mại. Như vậy, có thể thấy thương nhân chủ thể của hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại được hiểu là hành vi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Cá nhân, tổ chức chỉ được coi là thương nhân khi họ thực hiện các hành vi thương mại. Thực hiện hành vi thương mại là một đặc ddawjc điểm không thể tách rời của thương nhân. Đấy là tiêu chí quan trọng quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân.
Thứ hai, thương nhân thực hiện các hành vi thương mại một cách độc lập về mặt pháp lý. Điều đó có nghĩa là cá nhân hay tổ chức đó phải tham gia vào hoạt động thương mại, tham gia vào các giao dịch thương mại, với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập. Trong hoạt động thương mại, thương nhân có thể trực tiếp thực hiện các hành vi thương mại hoặc ủy quyền người thứ ba thay mình thực hiện các hành vi thương mại đó. Tuy nhiên, mọi quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động mà người được ủy quyền thực hiện do ủy quyền thì đều thuộc về người ủy quyền. Thương nhân là chủ thể chịu trách nhiệm với toàn bộ quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh do mình làm chủ.
Thứ ba, thương nhân thực hiện hành vi thương mại một cách thường xuyên mang tinh nghề nghiệp. Tính thường xuyên nói chung đòi hỏi hoạt động có tính liên tục trong khoảng thời gian dài có xác định hoặc không xác định. Để trở thành thương nhân các thể phải thường xuyên thực hiện hành vi thương mai một cách thực tế, lặp đi lặp lại mang tính nghề nghiệp. Tính nghề nghiệp được hiểu là những hoạt động thường xuyên, lâu dài, mang lại những nguồn lợi nhất định là nguồn sinh sống cho cá nhân và gia đình của chủ thể đó. Tuy nhiên, trên thực tế một số người có thể làm nhiều nghề khác nhau. Do đó, cần xác định xem nghề thương mại là nghề chính hay là nghề phụ. Nếu chỉ là nghề phụ thì họ không có tư cách thương nhân. Bên cạnh đó, pháp luật thương mại cũng quy định, thương nhân nếu không hoạt động thương mại một cách thường xuyên liên tục thì có thể bị pháp luật bắt buộc chấm dứt tư cách thương nhân bằng việc thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Thứ tư, thương nhân hoạt động phải có đăng kí kinh doanh. Để trở thành chủ thể kinh doanh hợp pháp thương nhân cần đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ khi có đăng ký kinh doanh, chủ thể sẽ được công nhận tư cách thương nhân và được nhà nước thừa nhận, bảo hộ quyền lợi hợp pháp của mình trong đời sống kinh doanh.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất thương nhân là những người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại một cách thường xuyên, liên tục, độc lập và phải chịu mọi trách nhiệm do hành vi mà họ thực hiện.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh