2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thành viên, hợp tác xã thành viên là yếu tố cốt lõi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Vậy vấn đề chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên được quy định như thế nào? Cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu.
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã có một số đặc điểm như sau: là tổ chức kinh tế tập thể, tự nguyện tham gia của các thành viên, mang tính xã hội sâu sắc, mang tư cách pháp nhân, hoạt động tự chủ, bình đẳng, hợp tác xã phân phối thu nhập theo vốn góp của các thành viên và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, được hưởng các chính sách, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước.
Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên hình thành sau khi thành viên, hợp tác xã thành viên đó tham gia vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ mà thành viên, hợp tác xã thành viên thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp tác xã.
Theo khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 quy định các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên sau:
Thứ hất: Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
Tư cách thành viên sẽ chấm dứt nếu cá nhân bị Tòa án tuyên bố chết khi có người yêu cầu sau 3 năm khi quyết định công bố mất tích có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có thông tin xác thực là còn sống, cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích khi có người yêu cầu nếu biệt tích 2 năm liền trở lên, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định pháp luật nhưng vẫn không có thông tin xác thực còn sống hay đã chết,cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng và nhận thức làm chủ hành vi của mình hoặc bị Tòa án kết án phạt tù theo quy định pháp luật.
Thứ hai: Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Người đại diện hợp pháp của hộ gia đình là người nhân danh hộ gia đình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Thành viên là hộ gia đình sẽ chấm dứt tư cách thành viên nếu không có người đại diện. Tư cách thành viên cũng sẽ chấm dứt nếu thành viên là pháp nhân, hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản.
Thứ ba: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Một hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản thì đương nhiên các thành viên, hợp tác xã thành viên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó sẽ chấm dứt tư cách thành viên.
Thứ tư: Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Chấm dứt tư cách thành viên nếu thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã .
Thứ năm: Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
Điều lệ là văn bản do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó quy định nhằm quản lí tổ chức hoạt động của mình phù hợp theo quy định của pháp luật. Thành viên, hợp tác xã thành viên nếu vi phạm sẽ bị khai trừ và chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
Thứ sáu: Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
Sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho thành viên, hợp tác xã thành viên là sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo hợp đồng dịch vụ. Sử dụng sản phẩm , dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.. Chính vì vậy, tư cách thành viên sẽ chấm dứt nếu các thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn theo quy định của điều lệ.
Thứ bảy: Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
Thời điểm cam kết góp đủ vốn là vào một thời gian nhất định, các thành viên, hợp tác xã thành viên sẽ góp đủ số vốn mà mình đã cam kết đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nếu không góp, góp không đủ số vốn góp tối thiểu, thành viên đó sẽ mất tư cách thành viên.
Cuối cùng: Trường hợp khác do điều lệ quy định.
Theo khoản 2 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 quy định thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
“2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ, g và h khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.”
Về giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.Tùy theo trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên , việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật hợp tác xã.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh