2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Lệ phí thành lập văn phòng đại diện
Lệ phí là khoản tiền đã được ấn định mà bắt buộc cá nhân, tổ chức khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công và phục vụ cho công việc quản lý nhà nước. Khi nộp hồ sơ tại cơ quan thành lập văn phòng đại diện, người nộp hồ sơ phải nộp lệ phí theo quy định. Lệ phí thành lập văn phòng đại diện là toàn bộ các khoản phí; lệ phí mà công ty phải bỏ ra trong toàn bộ quá trình thành lập văn phòng đại diện.
Lệ phí thành lập văn phòng đại diện được quy định cụ thể; trong Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT – BTC. Theo đó, lệ phí thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
– Lệ phí thành lập văn phòng đại diện công ty (lệ phí cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của công ty) là 50.000 đồng.
– Lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; của công ty là 50.000 đồng/ lần cấp.
– Lệ phí thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; của công ty là 50.000 đồng/ lần thay đổi.
– Phí cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; của công ty là 20.000 đồng/ bản cung cấp.
Ngoài ra, công ty cần bỏ ra thêm các khoản khác như phí khắc con dấu, phí dịch vụ.
- Phí khắc con dấu là phí trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ khắc con dấu. Phí khắc con dấu sẽ phụ thuộc vào số lượng mẫu con dấu; kích thước con dấu, loại con dấu và đơn vị cung cấp dịch vụ khắc con dấu.
- Phí dịch vụ là phí trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ; thành lập văn phòng đại diện cho công ty. Phí dịch vụ sẽ phụ thuộc và đơn vị đó quy định; có thể bao gồm hoặc không bao gồm lệ phí nhà nước và phí khắc con dấu.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh