2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để nắm bắt cũng như kiểm soát các hoạt động của chủ thể trong nước, nhằm mục đích cân bằng xã hội cũng như hoạt động kinh tế để phát triển đất nước. Nhà nước thực hiện thu thuế để qua đó điều chỉnh các mục tiêu kinh tế ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng dùng nguồn thu từ thuế cho các hoạt động công. Để hiểu tường tận về thuế, đối tượng điều chỉnh, đặc điểm, ý nghĩa của thuế, xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Hoàng Anh!
1. Thuế là gì?
Dưới góc độ ngôn ngữ, thuế là một khoản tài chính bắt buộc mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho Nhà nước.
Dưới góc độ pháp lý, thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019
“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”
Có thể hiểu thuế là một khoản đóng góp cho Nhà nước mang tính chất bắt buộc và không được hoàn trả trực tiếp. Thông qua quyền lực của mình, Nhà nước yêu cầu cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để Nhà nước có nguồn thu thực hiện trả lương cho cán bộ, công chức hay xây dựng, phát triển các dịch vụ công miễn phí, hỗ trợ các vùng khó khăn hoặc các vùng gặp thiên tai, lũ lụt,…
2. Ý nghĩa của việc nộp thuế
Thứ nhất, thuế giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước bởi nó là nguồn thu ngân sách Nhà nước ổn định và lâu dài. Các khoản chi phí ngày nay đều được giao dịch trực tiếp bằng tiền chứ không theo lối lấy vật đổi vật như nền kinh tế cũ. Vì thế dòng tiền càng lưu động, luân chuyển liên tục thì sự phát triển của nền kinh tế càng lớn mạnh.
Thứ hai, nộp thuế là thực hiện nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với Nhà nước. Tuy không được hoàn trả trực tiếp nhưng gián tiếp được nhận qua việc sử dụng các dịch vụ công như nhà vệ sinh công cộng, ghế đá trong công viên,… hay các khoản phúc lợi xã hội.
Thứ ba, nộp thuế là góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng đầu tư đối với các thành phần kinh tế bởi thông qua thuế Nhà nước mới thực hiện được các chức năng trên.
3. Đối tượng áp dụng của thuế và cụ thể là Luật Quản lý thuế 2019
Điều này được quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019, theo đó có các đối tượng sau.
Thứ nhất, người nộp thuế bao gồm:
1. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế. Trong đó các khoản thu khác bao gồm phí, lệ phí, tiền thuê đất,… và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước mà không do cơ quan quanr lý thuế quản lý như tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, thu viện trợ,… Tóm lại, đối tượng thứ nhất phải chịu thuế và các khoản thu khác là cá nhân, tổ chức và các hộ kinh doanh.
2. Cá nhân khấu trừ thuế. Đây là các cá nhân sẽ không trực tiếp nộp thuế mà nộp gián tiếp qua phương pháp khấu trừ. Hiểu đơn giản là việc Nhà nước đã áp thuế lên hàng hóa, dịch vụ mà cá nhân sử dụng hàng ngày.
Thứ hai, cơ quan quản lý thuế bao gồm:
1. Cơ quan thuế bao gồm: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chị cục thuế, Chi cụ thuế khu vực. Các cơ quan này xếp theo đơn vị hành chính. Ví dụ Tổng cụ thuế Việt Nam, Cục thuế thành phố Hà Nội, Chi cụ thuế quận Đống Đa và Chi cục thuế khu vực Sóc Sơn - Mê Linh trực thuộc Cục thuế thành phố Hà Nội.
2. Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế và công chức hải quan. Các chức danh này là theo như hai cơ quan đã phân tích ở bên trên.
4. Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Các đối tượng trên đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cũng như giúp Nhà nước trong công tác quản lý thuế.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh