2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật quy định chi tiết các nguyên tắc tổ chức, hoạt động cho từng loại hình doanh nghiệp.Vậy hợp tác xã được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng luật Hoàng Anh tìm hiểu ngay sau đây:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã có một số đặc điểm như sau: là tổ chức kinh tế tập thể, tự nguyện tham gia của các thành viên, mang tính xã hội sâu sắc, mang tư cách pháp nhân, hoạt động tự chủ, bình đẳng, hợp tác xã phân phối thu nhập theo vốn góp của các thành viên và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, được hưởng các chính sách, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước.
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
Theo Điều 7 Luật hợp tác xã 2012 quy định chi tiết các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động như sau:
Thứ nhất: Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Các thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện trong việc thành lập, gia nhập hay rời khỏi hợp tác xã, liên hợp tác xã mà không bị ép buộc bởi bất kì một cá nhân, tổ chức nào.
Thứ hai: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.
Các thành viên, hợp tác xã thành viên được xem như là móng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Không chỉ đóng góp xây dựng, tổ chức, quản lí hoạt động, các thành viên còn là khách hàng của chính hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mình tham gia. Việc phát triện thành viên là tăng cường nguồn lực, mở rộng hợp tác để phát triển bền vững.
Thứ ba: Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
Bình đẳng ở đây là bản chất, giá trị cốt lõi tạo nên hợp tác xã, liên hợp tác xã bền vững. Các thành viên, hợp tác xã thành viên không bị đối xử phân biệt, tất cả bình đẳng, công bằng với nhau quyết định mọi việc liên quan đến mọi hoạt động của hợp tác xã, liên hợp tác xã.
Thứ tư: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Nguyên tắc này thể hiện lên quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Theo đó, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền tự chủ các quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đồng thời có nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm về những quyết định đó trước pháp luật.
Thứ năm: Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
Nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, bởi lẽ lợi nhuận có được cũng từ việc các thành viên, hợp tác xã thành viên đóng góp công sức, góp vốn và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã. Chính vì vậy không thể thiếu sự cam kết của các thành viên.
Thứ sáu: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Việc quan tâm, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng về bản chất, lợi ích cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc sẽ làm nền móng tạo nên giá trị hợp tác xã, liên hiệp tác xã đó. Các thành viên, hợp tác xã thành viên sẽ nắm rõ về các quyền lợi của mình, tạo ra cơ hội phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thứ bảy: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
Chăm lo cho các thành viên, hợp tác xã thành viên là trách nhiệm được đặt lên hàng đầu. Đảm bảo quyền lợi, đồng thời đem lại nhiều hiệu quả, triển vọng trong tương lai. Đó là sự hợp tác, gắn bó để cùng nhau phát triển lâu dài của các thành viên, hợp tác xã thành viên.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật hợp tác xã.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh