2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Hợp tác xã có một số đặc điểm như sau: là tổ chức kinh tế tập thể, tự nguyện tham gia của các thành viên, mang tính xã hội sâu sắc, mang tư cách pháp nhân, hoạt động tự chủ, bình đẳng, hợp tác xã phân phối thu nhập theo vốn góp của các thành viên và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, được hưởng các chính sách, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước. Các chức danh quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó pháp luật quy định cụ thể các trường hợp trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng các chức danh quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Cơ sở pháp lý: Điều 41 Luật hợp tác xã 2012.
+ Miễn nhiệm là việc thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm hay do đề nghị vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác.
+ Bãi nhiệm là việc không được giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ do có hành vi phạm pháp luật hay đạo đức, đây được xem như hình thức kỉ luật.
+ Cách chức là việc thôi giữ chức vụ, chức danh do vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.
+ Chấm dứt hợp đồng là chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
+ Các chức danh quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm: thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc).
Thứ nhất: Các trường hợp bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng các chức danh quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó ,thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự: Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự là bị giới hạn hoặc không có khả năng tự nhận thức và làm chủ về hành vi của mình. Chính vì vậy, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng nếu bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
+ Tự nguyện xin từ chức: Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) có thể tự nguyện xin từ chức, thôi giữ chức danh trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Bị Tòa án tuyên án hình phạt tù hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Trường hợp khác theo quy định của điều lệ hoặc theo quy định trong hợp đồng lao động ký kết giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với giám đốc (tổng giám đốc).
Thứ hai: Trách nhiệm sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng.
Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ đó.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật hợp tác xã.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh