2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đơn vị ông A tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp máy tính theo hình thức đấu thầu rộng rãi và nhà thầu B đã trúng thầu gói thầu này. Tuy nhiên, đơn vị của ông A thắc mắc, đơn vị có thể áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp đối với mặt hàng máy tính mà nhà thầu B đã trúng thầu mấy lần?
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
Việc mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
- Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Từ quy định trên, có thể thấy pháp luật không quy định cụ thể về số lần áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp. Điều đó đồng nghĩa với việc không hạn chế số lần áp dụng đối với hình thức mua sắm trực tiếp.
Bản chất của việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp đó là mở rộng phạm vi cung cấp của hợp đồng đã ký kết. Việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu tương tự mà trước đó đã lựa chọn được nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế sẽ mất nhiều thời gian, chi phí.
Do vậy, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp để lựa chọn nhà thầu sẽ giúp tiết kiệm thời gian lựa chọn nhà thầu, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu.
Tuy nhiên, lợi dụng những ưu thế của hình thức mua sắm trực tiếp, cùng với việc pháp luật quy định không cụ thể về số lần được áp dụng hình thức này, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp quá nhiều lần có thể là biểu hiện của tình trạng chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái quy định nhằm hạn chế tham gia của các nhà thầu. Mà căn cứ theo quy định tại điểm k, Khoản 6, Điều 89, Luật Đấu thầu, một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu đó là Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
Do vậy, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp dù bao nhiêu lần nhưng luôn phải đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Như vậy, trả lời thắc mắc của ông A, trong trường hợp này, đơn vị của ông có thể áp dụng số lần áp dụng đối với hình thức mua sắm trực tiếp là không hạn chế. Tuy nhiên việc áp dụng luôn phải đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra trường hợp gói thầu mua sắm thoả mãn các điều kiện để được mua sắm trực tiếp nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc hàng hoá trên thị trường có xu hướng giảm giá hoặc có tính năng kỹ thuật đổi mới theo hướng tốt hơn thì nên chọn áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác phù hợp hơn.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh