Pháp luật quy định như thế nào về hợp tác xã?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:59 (GMT+7)

Bài viết này trình bày về khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hợp tác xã.

Ngoài các loại hình doanh nghiệp cơ bản như công ty tư nhân, công ty cổ phần,công ty TNHH thì Hợp tác xã cũng là một tổ chức kinh tế phổ biến và được khuyến khích phát triển tại Việt Nam. Hãy tìm hiểu ngay sau đây về khái niệm hợp tác xã và các đặc điểm cơ bản của hợp tác xã với Luật Hoàng Anh.

Khái niệm hợp tác xã.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về khái niệm Hợp tác xã:

"Điều 3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”

Tổ chức kinh kế tập thể là tổ chức hoạt động lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Theo đó Hợp tác xã là tổ chức được thành lập với tối thiểu là 7 thành viên, các thành viên tham gia một cách tự nguyện. Mục đích thành lập chính là hợp tác, hỗ trợ nhau nhằm đạt được những nhu cầu của các thành viên đề ra. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản riêng và tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập.

Những đặc điểm nổi bật của hợp tác xã.

Các đặc điểm của hợp tác xã được thể hiện ngay trong khái niệm quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã.

Thứ nhất: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, cá nhân hoặc tổ chức là đối tượng thành viên.

Hợp tác xã thành lập dựa trên sở hữu tập thể, vốn sở hữu tư liệu sản xuất và tài sản của các thành viên đóng góp khi tham gia tổ chức. Ngoài ra, vốn hỗ trợ từ Nhà nước cũng như các mối quan hệ, sự hợp tác với các thành phần kinh tế khác.

Thứ hai: Hợp tác xã mang tính xã hội sâu sắc.

Tính xã hội ở đây được nhìn nhận trên phương diện các thành viên tham gia một các tự nguyện, tự chủ, bình đẳng và dân chủ trong quá trình quản lý, phát triển của tổ chức.

Thứ ba: Hợp tác xã là một tổ chức có tư cách  pháp nhân.

Tư cách pháp nhân của hợp tác xã thể hiện trong việc thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để điều hành hoạt động của công ty (đại hội đồng thành viên, giám đôc, ban kiểm soát,….), có tài sản riêng, dùng tài sản đó chịu trách nhiệm, đồng thời tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một cách độc lập.

Thứ tư: Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Hợp tác xã tự chủ trong việc tổ chức hoạt động, phân bổ nhiệm vụ, quản lí theo cơ cấu của tổ chức, kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên,tăng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động. Đồng thời chịu trách nhiệm về việc hoạt động của mình, thực hiện các nghĩa vụ như kinh doanh đúng ngành nghề, thực hiện các nghĩa vụ tài chính, thống kê, kiểm toán, sử dụng vốn, tài sản,….theo quy định của pháp luật.

Thứ năm: Hợp tác xã phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.

Sau mỗi hoạt động kinh tế, hợp tác xã sẽ phân phối thu nhập phù hợp cho các thành viên tùy theo vốn góp và sử dụng dịch vụ hợp tác xã của các thành viên. Mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên là tỷ lệ giá trị sản phẩm, dịch vụ mà từng thành viên, hợp tác xã thành viên sử dụng trên tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng cho tất cả thành viên, hợp tác xã thành viên.

Thứ sáu: Hợp tác xã được hưởng chính sách đảm bảo, hộ trợ và ưu đãi của Nhà nước.

Nhà nước bảo đảm cho việc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã ở nhiều mặt khác nhau. Bao gồm công nhận và bảo đảm các quyền sở hữu, quyền tự chủ và môi trường sản xuất, kinh doanh như các loại hình kinh doanh khác. Hơn nữa, Nhà nước còn tạo điều kiện ưu tiên trong nhiều chính sách khác: ưu đãi thuế, lệ phí, bồi dưỡng, đào tạo nhân lực,….

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật hợp tác xã.

 

Luật Hoàng Anh.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư