2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập; Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập. Các thành viên, hợp tác xã thành viên hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Cơ sở pháp lý:
+ Điều 61 Luật hợp tác xã 2012.
+ Điều 22 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật hợp tác xã
Thanh tra, kiểm soát hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp.
Kiểm toán là việc cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, xem xét, thẩm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận đầy đủ, trung thực, hợp lý số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính theo các chuẩn mực được xác định trước đối với hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm soát, kiểm toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm có: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ, các cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Theo Điều 61 Luật hợp tác xã 2012 quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước như sau:
Thứ nhất: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định, pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan điều hành chịu trách nhiệm chính và phối hợp hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định, pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thứ hai: Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Pháp luật cũng quy định rõ việc thanh tra, kiểm tra, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện bở bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp. Các cơ quan quản lý này có trách nhiệm thực hiện chức năng và nhiệm vụ trong phạm vi cho phép.
Thứ ba: Việc kiểm toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do Chính phủ quy định.
Cụ thể:
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Kiểm toán là hoạt động quan trọng trong việc quản lý nhà nước của các cơ quan. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật bao gồm các số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính.
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thành viên là pháp nhân phải thực hiện kiểm toán bắt buộc.
Pháp nhân là tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, đặc điểm của pháp nhân là tài sản pháp nhân độc lập với cá nhân trong pháp nhân và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Chính vì vậy, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi có thành viên là pháp nhân phải thực hiện bắt buộc việc kiểm toán nhằm xác thực tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Khuyến khích hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan với mục đích gia tăng giá trị và giải quyết các công việc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Theo đó, Chính phủ khuyến khích các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện kiểm toán nội bộ, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của mình.
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật hợp tác xã.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh