2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập; Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập. Các thành viên, hợp tác xã thành viên hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Cơ sở pháp lý:
+ Điều 60 Luật hợp tác xã 2012.
+ Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật hợp tác xã.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các cấp.
Theo đó trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước như sau:
Thứ nhất: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thứ hai: Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thứ ba: Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp tác xã, xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở các cấp, ngành nông nghiệp (tỉnh, huyện, xã).
+ Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập hợp tác xã.
+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư: Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
+ Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã trên địa bàn.
+ Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển hợp tác xã trên địa bàn.
+ Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập hợp tác xã.
+ Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Phối hợp, hỗ trợ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở các cấp, các tổ chức xã hội khác trong việc; Tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; khuyến khích thành viên của tổ chức mình tham gia hợp tác xã.
Thứ năm: Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội khác trong việc tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật hợp tác xã.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh