2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Góp vốn điều lệ là yếu tố quan trọng trong hoạt động và phát triển của hợp tác xã, liên hiệp tác xã. Cùng tìm hiểu những quy định của pháp luật về góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận góp vốn ngay sau đây.
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã có một số đặc điểm như sau: là tổ chức kinh tế tập thể, tự nguyện tham gia của các thành viên, mang tính xã hội sâu sắc, mang tư cách pháp nhân, hoạt động tự chủ, bình đẳng, hợp tác xã phân phối thu nhập theo vốn góp của các thành viên và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, được hưởng các chính sách, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước.
Vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên, hợp tác xã thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định:
+ Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
+ Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.”
Vốn góp của các thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện theo thỏa thuận nhưng phải tuân theo quy định không vượt quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã và 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã. Ngoài ra các thành viên, hợp tác xã thành viên phải góp vốn tối thiểu trong trường hợp điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định. Vốn góp tối thiểu là số vốn mà cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải góp vào vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên.
Theo khoản 3 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định:
Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
Theo đó, thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ của thành viên, hợp tác xã thành viên sẽ do điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định. Tuy nhiên cũng pháp luật quy định cụ thể thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp. Điều kiện này nhằm đảm bảo hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tránh việc lợi dụng, thu vốn không hợp pháp.
Giấy chứng nhận góp vốn là giấy tờ xác nhận số vốn mà các thành viên, hợp tác xã thành viên góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
Theo Khoản 4 và khoản 5 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định:
"4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã."
Giấy chứng nhận góp vốn là văn bản hợp tác xã, liên hiẹp hợp tác xã cấp cho thành viên, hợp tác xã thành viên công nhận thành viên, hợp tác xã thành viên đã góp đủ, góp đúng hạn số vốn đã cam kết khi tham gia vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nội dung giấy chứng nhận góp vốn được quy định theo pháp luật, cụ thể có đầy đủ thông tin nhằm đảm bảo tính xác thực.
Về Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật hợp tác xã.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh