2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bên cạnh các quyền lợi cụ thể, pháp luật cũng quy định cho các thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên những nghĩa vụ nhất định.
Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định tại Điều 50 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“Điều 50. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này.
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.
3. Tuân thủ Điều lệ công ty.
4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.”
Như vậy, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên gồm:
Vốn là cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là cơ sở cho việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của công ty trước khách hàng, đối tác. Vì vậy, các thành viên khi đã cam kết góp vốn thì phải có nghĩa vụ góp đúng thời hạn và đầy đủ phần vốn mà mình đã cam kết.
Thành viên Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Ngoại trừ trường hợp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp, thành viên có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
Thành viên không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp (Điều 51), chuyển nhượng phần vốn góp (Điều 52), xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt (Điều 53), tăng giảm vốn điều lệ (Điều 68). Rút vốn trực tiếp có thể dẫn đến nguy cơ lợi dụng việc thành lập công ty để thực hiện các hành vi lừa đảo hoặc làm giảm khả năng thanh toán của công ty, đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng, chủ nợ. Do đó, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định.
Thành viên chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây: (i) Vi phạm pháp luật; (ii) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; (iii) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty. Kể từ khi được khai sinh, tư cách pháp nhân cho phép công ty đó được tồn tại độc lập, có số phận pháp lý, quyền và nghĩa vụ tách biệt khỏi các thành viên công ty. Nói cách khác, khi công ty tham gia vào một giao dịch với bên thứ ba thông qua đại diện pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch chỉ ràng buộc đối với công ty. Trên thực tế, xảy ra một số trường hợp các thành viên công ty lợi dụng vỏ bọc là công ty, nhân danh công ty để thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận, hoặc vì mục đích xấu khác gây hại cho xã hội. Trong tình huống đó, có một cơ chế pháp lý cho phép các chủ nợ buộc các thành viên đó chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hành vi sai trái của mình gây ra.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên còn có nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh