2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thông thường danh từ “bảo lãnh” được hiểu là một người cam kết với người khác, sẽ nhận lấy trách nhiệm về mình để thực hiện một công việc nhất định trên cơ sở có hoặc không thu tiền thù lao.
Trong Luật học nói chung và Khoa học Luật Dân sự nói riêng bảo lãnh được biết đến như một hành vi pháp luật sau một chủ thể là pháp nhân hoặc thể nhân - với tư cách là người bảo lãnh thực hiện bằng cách cam kết với người nhận bảo lãnh - bên có quyền, về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người thứ ba - người có nghĩa vụ nếu đến hạn mà người có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ của họ đối với người nhận bảo lãnh.
Trong hoạt động của thị trường chứng khoán, có một loại hình hoạt động kinh doanh cũng liên quan đến cụm từ "bảo lãnh" nhưng được gọi là “bảo lãnh phát hành chứng khoán”. Tuy cũng có bản chất là một hành vi pháp luật nhưng bảo lãnh phát hành chứng khoán tuyệt đối không phải là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
Theo thông lệ quốc tế, bảo lãnh phát hành chứng khoán được định nghĩa là việc một công ty chứng khoán (gọi là tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán) thỏa thuận sẽ thay mặt tổ chức phát hành chứng khoán để phân phối hết số chứng khoán dự kiến phát hành cho các nhà đầu tư trong một thời hạn nhất định, với điều kiện tổ chức phát hành phải thanh toán cho bên bảo lãnh phát hành chứng khoán một khoản phí bảo lãnh theo thỏa thuận.
Theo pháp luật Việt Nam thì bảo lãnh phát hành chứng khoán được định nghĩa như sau: Cụ thể theo Khoản 31 ĐIều 4 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
31. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.”
Về bản chất hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là một dịch vụ thương mại do tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện theo yêu cầu của khách hàng là các tổ chức phát hành chứng khoán, với mục đích nhận tiền thù lao dịch vụ. Để nhận diện một hành vi được xem là bảo lãnh phát hành chứng khoán có thể dựa vào các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, bảo lãnh phát hành chứng khoán bao giờ cũng được thực hiện bởi những tổ chức chuyên nghiệp là công ty chứng khoán hoặc tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng, trên nguyên tắc các chủ thể này phải được cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và tiến hành đăng ký kinh doanh với chính quyền về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Thứ hai, bảo lãnh phát hành chứng khoán không phải là một cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà thực chất chỉ là một cam kết bảo đảm thực hiện quyền phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành. Sở dĩ, có thể khẳng định như vậy là vì, đối tượng của hành vi bảo lãnh phát hành chứng khoán chính là việc phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành và vốn dĩ về bản chất việc phát hành chứng khoán chỉ là quyền chứ không phải là một nghĩa vụ tài sản của tổ chức phát hành cần phải thực hiện đối với người thứ ba. Nói cách khác, do không phải là một hình thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự nên bảo lãnh phát hành chứng khoán không có cấu trúc chủ thể như quan hệ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Đặc điểm này cho phép phân biệt bảo lãnh phát hành chứng khoán với các hình thức bảo lãnh khác có tính chất như một cam kết bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
- Thứ ba, về bản chất bảo lãnh phát hành chứng khoán là một dịch vụ thương mại theo đó bên bảo lãnh phát hành chứng khoán cam kết thực hiện một hoặc một số công việc cho tổ chức phát hành chứng khoán để nhận được tiền thù lao dịch vụ theo thỏa thuận. Tuy cũng có tính chất là dịch vụ thương mại giống như bảo lãnh ngân hàng nhưng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán khác với hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở chỗ, bảo lãnh phát hành chứng khoán không phải là một cam kết bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong khi bảo lãnh ngân hàng vừa là một loại hình dịch vụ thương mại (xét về mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh với khách hàng được bảo lãnh) nhưng đồng thời cũng là một hình thức bảo đảm nghĩa vụ quân sự (xét về mối quan hệ giữa ngân hàng và đánh với người nhận bảo lãnh người thụ hưởng bảo lãnh).
Tóm lại, về bản chất pháp lý có thể kết luận rằng vào lãnh phát hành chứng khoán thực chất là một hành vi cung ứng dịch vụ có tính chất thương mại để kiếm lời chứ không phải là một hành vi bảo đảm nghĩa vụ dân sự giống như việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hay ký quỹ, ký cược, đặt cọc...
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật chứng khoán.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh