2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ban kiểm soát có chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý cấp cao, đảm bảo tính trung thực, hợp pháp của hoạt động quản lý điều hành trong công ty cổ phần. Theo đó, Kiểm soát viên có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Vậy những trách nhiệm mà Kiểm soát viên phải thực hiện là gì? Pháp luật quy định thế nào? Luật Hoàng Anh xin được giải quyết thông qua bài viết này.
Theo Điều 173 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Điều 173. Trách nhiệm của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
3. Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”
Luật Doanh nghiệp quy định những trách nhiệm mà Kiểm soát viên của công ty cổ phần bắt buộc phải thực hiện, cụ thể:
- Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
- Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Có thể thấy, trách nhiệm của Kiểm soát viên cũng gần như tương đồng với trách nhiệm của người quản lý trong công ty cổ phần. Trước hết, Kiểm soát viên phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp. Tiếp đó, Kiểm soát viên phải tôn trọng và đảm bảo lợi ích tối đa của công ty, trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông. Theo đó, Kiểm soát viên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng và không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Theo Khoản 5 Điều 173 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“5. Trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được do vi phạm phải hoàn trả cho công ty.”
Như vậy, pháp luật đặt ra chế tài xử lý trong trường hợp Kiểm soát viên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được do vi phạm phải hoàn trả công ty.
Đặc biệt, theo Khoản 6 Điều 173 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
“6. Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.”
Như vậy, nếu phát hiện hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên phải thông báo ngay bằng văn bản tới Ban kiểm soát để kịp thời ngăn chặn, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Theo đó, Kiểm soát viên có hành vi vi phạm phải tự khắc phục hậu quả.
Như vậy, Luật Hoàng Anh đã làm rõ những trách nhiệm cũng như chế tài xử lý vi phạm của Kiểm soát viên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh