2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
1.Khi nhắc tới hoạt động điều tra, chúng ta thường nghĩ tới lực lượng công an, cảnh sát làm nhiệm vụ, cách hiểu này liệu đã đầy đủ và chính xác? Có phải chỉ có cơ quan công an mới được tiến hành hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự?. Thông qua các quy định của Pháp luật cùng những đánh giá, nhận định được tổng hợp dưới bài viết này, chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên.
2.Theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Hệ thống cơ quan điều tra gồm: “Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, “Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân”, “Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Ngoài ra, còn có một số các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân[1]. Như vậy, hoạt động điều tra đã được mở rộng hơn về phạm vi và thẩm quyền thực hiện, không chỉ có lực lượng công an nhân dân mới có chức năng điều tra vụ án hình sự.
3. Liên quan đến vấn đề này, tồn tại rất nhiều ý kiến trái chiều như Cơ sở của việc thành lập Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)? Việc thành lập Cơ quan điều tra của VKSNDTC có được coi là vượt quá chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?.
4. Có thể phân tích như sau, VKSNDTC được giao trách nhiệm thực hành quyền công tố, quyết định việc truy tố và thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội trước Tòa án. Hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra (cho dù Cơ quan điều tra được tổ chức ở bất kỳ bộ, ngành nào) cũng nhằm phục vụ chức năng công tố, giúp cơ quan thực hành quyền công tố đưa vụ án ra Tòa và buộc tội người phạm tội trước Tòa án. Công tác điều tra tội phạm là bảo đảm quan trọng để Viện kiểm sát thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố. Kết quả hoạt động điều tra phục vụ cho hoạt động thực hành quyền công tố, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động thực hành quyền công tố[2]. Vì vậy, việc tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND là hoàn toàn phù hợp.
5. Thực tiễn hệ thống luật của các nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia … đều ghi nhận chức năng điều tra của các cơ quan thực hành quyền công tố. Ví dụ như ở Italia, Văn phòng Công tố viên Quốc gia có nhiệm trực tiếp điều tra và truy tố tội phạm do các tổ chức mafia thực hiện. Đây là những kinh nghiệm tốt cần tham khảo, vận dụng khi nghiên cứu vấn đề tổ chức lại các Cơ quan điều tra ở nước ta.
Như vậy, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một cơ quan thực hiện chức năng điều tra đã được quy định rất rõ trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật Hoàng Anh
[1] Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
[2] Hoạt động điều tra của VKSNDTC theo yêu cầu cải cách tư pháp, CTTĐT VKSNDTC
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh