2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
KHÁI NIỆM “CÔNG TỐ” TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ?
1.”Công tố”, “Công tố viên”, “Thực hành quyền công tố” là những cụm từ được nghe thấy nhiều ở các phiên tòa, phiên xét xử. Vậy “công tố” là gì? Cách hiểu thuật ngữ trên trong pháp luật tố tụng hình sự như thế nào cho đúng?
2. Theo định nghĩa của từ điển Hán Việt thì công tố là một phương thức tố tụng trong lĩnh vực hình sự. Trong tiếng Anh, công tố là prosecution, có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ là prosécution, với nghĩa gốc là truy tố, Công tố viên tiếng anh là prosecutor.
3.”Công tố” gồm chữ “Công” có nghĩa là chung, thuộc về nhà nước, có tính chất nhà nước. Ta có thể hiểu “Công” chỉ những việc chung thuộc về nhà nước, tức là có tính công quyền (quyền lực nhà nước). “Tố” có nghĩa là vạch tội, báo cho ai biết điều gì. Như vậy, có thể hiểu công tố là sự vạch tội có tính quyền lực nhà nước, do một cơ quan công quyền (Cơ quan thực hành quyền công tố) hay một cá nhân (Công tố viên) được trao quyền thực hiện.
4. Ở Việt Nam, cơ quan thực hành quyền công tố là Viện kiểm sát nhân dân. Người thực hành quyền công tố tại các phiên tòa là kiểm sát viên.
5. Một điểm lưu ý là: Cần phân biệt và làm rõ hai khái niệm “công tố” và “kiểm sát”. Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã quy định rất rõ về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, trong đó nổi bật lên đó là chức năng “công tố” và chức năng “kiểm sát”. Có thể thấy rõ hoạt động kiểm sát và hoạt động công tố là hai hoạt động khác nhau,, với hai mục tiêu khác nhau. Một bên là “kiểm sát” đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Pháp luật còn một bên là “công tố” nhằm buộc tội, không bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội. Cần hiểu đúng hai khái niệm nêu trên để tránh gây nhầm lẫn, áp dụng không đúng trong thực tiễn hoạt động.
6. Các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra đối với người thực hành quyền công tố tại phiên tòa trước, trong và sau khi kết thúc phiên tòa như: “Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm chắc nội dung của vụ án, các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, dự kiến các vấn đề cần hỏi, nội dung tranh luận và đối đáp, các tình huống tố tụng có thể phát sinh tại phiên tòa. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động xét hỏi, tranh luận để làm rõ các tình tiết của vụ án, các vấn đề mới phát sinh (nếu có), xác định các nội dung liên quan để định hướng tranh luận, làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo. Sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên tiếp tục đối chiếu nội dung bản án và nội dung tuyên án của Hội đồng xét xử tại phòng xử án bảo đảm tính thống nhất, công khai và đúng quy định của pháp luật; kiên quyết kháng nghị hoặc đề xuất kháng nghị phúc thẩm khi có căn cứ.”
Như vậy, công tố là một hoạt động thuộc chức năng của Viện kiểm sát nhân dân nhằm tập trung phát hiện, điều tra, truy tố, buộc tội một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo không để xảy ra oan sai, nhưng cũng để bỏ lột tội phạm, người phạm tội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh