2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
1. Khái niệm tội phạm đã chỉ rõ các dấu hiệu chung của những hành vi được coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với từng loại tội phạm là khác nhau, từ những hành vi có tính chất đặc biệt nghiêm trọng như “Phản bội Tổ quốc” được quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự, “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” tại Điều 109 Bộ luật hình sự đến những hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội không lớn như “Sử dụng trái phép tài sản” tại Điều 177 Bộ luật hình sự. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, việc phân loại tội phạm là vô cùng cần thiết để từ đó xác định tội danh, xác định trách nhiệm hình sự cũng như định khung hình phạt đối với mỗi loại tội phạm cụ thể.
2. Điều 9 BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm như sau:
“1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”
Lấy ví dụ cụ thể đối với “tội vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự. Nếu áp dụng tội danh theo Khoản 1 Điều 128: "Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Như vậy, trường hợp này thuộc “Tội phạm nghiêm trọng”, tuy nhiên nếu áp dụng tội danh theo Khoản 2 Điều 128: "Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm” lại thuộc “Tội phạm rất nghiêm trọng”. Có thể thấy, cùng là một tội phạm, tuy nhiên hậu quả gây ra khác nhau sẽ được phân hóa mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, từ đó, khung hình phạt cũng được điều chỉnh khác nhau tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm nêu trên.
3. Sự phân loại tội phạm như trên tạo cơ sở thống nhất khi xây dựng các khung hình phạt cho các tội phạm cụ thể, xuất phát từ chính mức độ nguy hiểm cho xã hội mà hành vi phạm tội đó gây ra cùng nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
4.Theo sự phân loại như trên, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về nội dung và dấu hiệu về hậu quả pháp lý mà tội phạm phải chịu. Là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm nói chung. Đối với mỗi mức độ nguy hiểm sẽ có hình phạt tương ứng. “Mức độ nguy hiểm cho không lớn” thì khung hình phạt “đến 03 năm tù” và tương tự đối với các mức độ khác, cao nhất là chung thân, tử hình.
Như vậy, việc phân loại tội phạm giúp chúng ta nhận diện mức độ nguy hiểm đối với từng loại tội phạm cụ thể, từ đó cũng tạo ra khung pháp lý chung thống nhất khi áp dụng các loại hình phạt khác nhau bao gồm các loại hình phạt chính cũng như các loại hình phạt bổ sung khiến việc áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh