Khái niệm vi phạm pháp luật? Phân biệt tội phạm với các loại vi phạm pháp luật khác?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:48 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

1. Theo từ điển tiếng Việt, “vi phạm” là không tuân theo hoặc làm trái lại những điều quy định, “pháp luật” là tổng hợp các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Như vậy, có thể hiểu, vi phạm pháp luật là việc chủ thể thực hiện hành vi vi phạm không tuân theo những quy tắc ứng xử chung do nhà nước quy định và bị áp dụng các hình phạt mang tính cưỡng chế nhà nước.

Cơ sở của vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật của các chủ thể thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu của vi phạm pháp luật là sự mâu thuẫn giữa yêu cầu của quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra với lợi ích của người vi phạm, chủ thể của hành vi vi phạm đó.

2. Vi phạm pháp luật hiện nay xảy ra trên nhiều lĩnh vực như: Hành chính, dân sự, hình sự, kinh doanh – thương mại, lao động,… Việc phân biệt chúng dựa vào các đặc điểm và yếu tố cấu thành nên vi phạm đó, như chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, quan hệ pháp luật bị vi phạm và mức độ nguy hiểm đối với xã hội của vi phạm đó.

3. Tội phạm, về mặt bản chất pháp lý, đây cũng là một loại vi phạm pháp luật, là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự. Do vậy, giữ tội phạm và các loại vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác có những điểm tương đồng. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề cập tới những điểm khác biệt nhằm xác định rõ ranh giới giữa tội phạm và không phải tội phạm, giữa vi phạm pháp luật hình sự và các loại vi phạm pháp luật khác.

Thứ nhất, xét về mặt nội dung, như đã định nghĩa tại Bộ luật hình sự, tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Xét về khía cạnh trên, các vi phạm pháp luật khác tuy cũng có tính nguy hiểm cho xã hội tuy nhiên mức độ nguy hiểm chưa đáng kể. Việc xác định giữa mức độ “nguy hiểm đáng kể” và “nguy hiểm chưa đáng kể” được quy định cụ thể trong bộ luật hình sự, cụ thể những hành vi được coi là nguy hiểm đáng kể và là tội phạm. Như vậy, những hành vi cũng có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng ở mức “chưa đáng kể”, không được quy định trong Bộ luật hình sự thì không phải tội phạm.

Thứ hai, về hình thức pháp lý, như đã đề cập, tội phạm được quy định trong luật hình sự, để phân biệt với các vi phạm pháp luật khác được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Đây là dấu hiệu nhằm phân biệt và nhận diện chúng một cách dễ dàng nhất nhưng lại là một dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. Hành vi chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu đã được quy định trong luật hình sự. Hành vi chưa được hoặc không được quy định trong luật hình sự thì rõ ràng không phải tội phạm.

Thứ ba, về hậu quả pháp lý, tội phạm bị xử lý bằng biện pháp mang tính cưỡng chế cao nhất là áp dụng các hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Các vi phạm pháp luật khác bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn và được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh trong các lĩnh vực khác nhau như Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật thi hành án dân sự và nhiều Bộ luật khác.

Như vậy, có thể thấy, tội phạm là một loại vi phạm pháp luật. Tuy nhiên do tính chất đặc thù trong quan hệ pháp luật điều chỉnh nên tội phạm, so với vi phạm pháp luật khác có một số đặc điểm riêng biệt. Việc phân biệt rõ giữa tội phạm và không phải tội phạm, khiến việc áp dụng luật trở nên thống nhất và dễ dàng, đòi hỏi người áp dụng pháp luật vận dụng kiến thức một cách chuẩn xác, tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư