2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:
“Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.”
Điều luật được xây dựng trên cơ sở tách ra từ Điều 103 BLTTHS 2003 và bổ sung một số nội dung mới, quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.Đồng thời với việc quy định trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì BLTTHS 2015 cũng quy định về thủ tục tiếp nhận.
- Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền trực tiếp nhận đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận để làm căn cứ cho hoạt động tố tụng sau này.
- Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác như: Fax, email… Thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải xem xét và giải quyết như sau:
- Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét và giải quyết nếu tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan này;
- Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, kèm theo tài liệu liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền nếu phát hiện cơ quan mình không có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp phát hiện Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã có yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục thì Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu.
- Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, nhằm bảo đảm các hoạt động tố tụng này được kiểm sát và tuân thủ theo đúng pháp luật. Quy định này được quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC cụ thể:
“Điều 14. Thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết.
2. Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết kết quả giải quyết vụ việc.
4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
Điều luật được xây dựng trên cơ sở tách ra từ Điều 103 BLTTHS 2003 và bổ sung một số nội dung mới, quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.Đồng thời với việc quy định trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì BLTTHS 2015 cũng quy định về thủ tục tiếp nhận.
Mặt khác điều luật đã khắc phục hạn chế của Điều 103 BLTTHS 2003 là quy định cụ thể chi tiết về các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Quy định này bảo đảm sự thuận lợi cũng như trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Đồng thời, cũng bảo đảm cho việc tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố của cá nhân, cơ quan, tổ chức được hiệu quả.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh