2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quy định về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu tiên được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Vậy việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội diễn ra như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Điều 74 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm như sau:
“Điều 74. Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.”
Theo qui định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 đã qui định điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi và chỉ khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau đây:
- Được thành lập theo qui định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
- Có cơ cấu tổ chức theo Điều 83 Bộ luật dân sự.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình.
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Bên cạnh đó, Pháp nhân được phân thành hai loại hình khác nhau là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Tuy nhiên chỉ có pháp nhân thương mại mới là chủ thể của pháp luật hình sự, đây là chủ thể với đặc điểm có mục tiêu chính là tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đó sẽ được chia cho các thành viên trên cơ sở tỷ lệ góp vốn, cổ phần hoặc bên cạnh một tiêu chí khác nếu có.
Việc chỉ qui định pháp nhân thương mại mới là chủ thể của luật hình sự xuất phát từ chính mục tiêu hoạt động của loại hình pháp nhân này. Pháp nhân này ra đời với mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận cho các thành viên - đối tượng đã tạo lập ra nó và trên thực tế, vì lợi nhuận mà không ít pháp nhân đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài quy định chỉ pháp nhân thương mại mới là chủ thể của tội phạm thì pháp nhân thương mại phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Chương XI Bộ luật Hình sự gồm các điều luật cụ thể như:
Điều 75 - Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại;
Điều 76 - Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại;
Điều 77 đến Điều 81 - Các hình phạt đối với pháo nhân thương mại phạm tội ;
Điều 82 - Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội;
Điều 83 - Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội;
Điều 84 - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại;
Điều 85 - Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại;
Điều 86 - Quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội;
Điều 87 - Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án;
Điều 88 - Miễn hình phạt;
Điều 89 - Xóa án tích.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật Hình sự không trái với quy định của Chương XI Bộ luật Hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh