2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được quy định như sau:
“Điều 12. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.
Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.”
Bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân là một trong những quyền của con người được quy định cụ thể tại Hiến pháp 2013 và được quy định cụ thể tại Điều 21 và Điều 22 của Hiến pháp năm 2013, được quy định cụ thể như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình..”. Cũng tại Điều 21 Hiến pháp 2013 còn quy định: “Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.”
Ngoài ra, khoản 2 Điều 21 Hiến pháp 2013 cũng quy định:
“Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái pháp luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”
Điều 22 Hiếp pháp 2013 quy định:
“Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định”
Từ những quy định trên, hoạt động tố tụng hình sự cũng phải tiến hành trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mỗi cá nhân. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái pháp luật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác mà chưa được sự đồng ý của chủ thể đó, vì mỗi chủ thể đều quyền tự do trong quá trình giữ bí mật thông tin cá nhân, gia đình, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín hay bất khả xâm phạm về chỗ ở, trừ khi được chủ thể đó đồng ý cho phép.
Khi tiến hành khám xét phải tuân thủ các quy định tại Chương XIII của Bộ LTTHS năm 2015 cụ thể tại điều 192 BLTTHS năm 2015 quy định về căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử: "Viêc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án;Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện thoại, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể xem xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.”
Vậy ai sẽ có quyền ra lệnh khám xét? Theo quy định tại Điều 193 BLTTHS năm 2015 thì:
“Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.
Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.”
Theo quy định của pháp luật, những người được khám xét được quy định tại khoản 1 điều 113 của BLTTHS năm 2015 bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp; Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND các cấp; Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó chánh án TAQS các cấp; Hội đồng xét xử.
Ngoài ra, BLTTHS còn quy định rất cụ thể chi tiết về quy trình khám xét người tại Điều 194 BLTTHS năm 2015, trường hợp khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện theo quy định tại Điều 195 BLTTHS năm 2015.
Như vậy, điều luật này được kế thừa sửa đổi bổ sung từ Điều 8 BLTTHS năm 2003, quy định khá đầy đủ và chi tiết các nội dung trong đời sống riêng tư cần được pháp luật bảo vệ của cá nhân. So với quy định tại Điều 8 BLTTHS năm 2003, Điều luật này đã sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và mở rộng đối tương được bảo đảm không chỉ là công nhân Việt Nam mà là cả những người nước ngoài đang sinh sống làm việc tại Việt Nam. Đồng thời bảo đảm phù hợp với quy định về mở rộng nguồn chứng cứ bao gồm cả dữ liệu điện tử.
Từ đó cho thấy, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình không những được ghi nhận trong Công ước quốc tế về quyền con người, mà mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ quyền con người tại quốc gia thành viên.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh