2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bắt người đang bị truy nã là việc truy tìm, lùng bắt bị cáo bỏ trốn mà có lệnh của cơ quan có thẩm quyền cho lùng tìm để bắt (lệnh truy nã). Tương tự với thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và tùy từng trường hợp cụ thể, các cơ quan này sẽ giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về bắt người đang bị truy nã được quy định như sau:
“Điều 112. Bắt người đang bị truy nã
1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Bắt người đang bị truy nã không nằm trong các trường hợp bắt người phạm tội quả tang, vì hành vi của người đang bị truy nã là hành vi bỏ trốn sau khi đã thực hiện tội phạm. Tuy vậy, trong thực tế việc ngăn chặn ngay người đang bị truy nã trốn tránh pháp luật cũng mang tính chất cấp bách như đối với việc ngăn chặn người phạm tội quả tang nên BLTTHS quy định thẩm quyền, thủ tục bắt người đang bị truy nã cũng được áp dụng như bắt người phạm tội quả tang.
Truy nã là việc Cơ quan Điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của Tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã khi đủ các căn cứ, điều kiện sau đây:
Như vậy, bắt người đang bị truy nã là trường hợp người bị bắt thuộc một trong các đối tượng kể trên đang trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và đã bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh truy nã. Đối với họ cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã đên Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Việc bắt người đang bị truy nã áp dụng đối với người bị bắt đã có quyết định truy nã của Cơ quan Điều tra có thẩm quyền. Để phát huy tính tích cực của quần chúng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe và các lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật tố tụng hình sự quy định bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người đang bị truy nã và áp giải ngay tới cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền. Cơ quan Điều tra có thẩm quyền ở đây là Cơ quan Điều tra đã ra quyết định truy nã bị can. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Trường hợp Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì cần thực hiện những công việc sau: Thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan; Lập biên bản bắt giữ người; Lấy lời khai ban đầu; Giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Điều luật được tách ra từ Điều 82 BLTTHS 2003 quy định về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục bắt người đang bị truy nã. Điều luật cũng được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung nên có một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, Điều luật đã bổ sung thêm các biện pháp giải quyết cho các cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận người bị bắt vì phạm tội quả tang. Ngoài việc phải “giải ngày” người bi bắt vì phạm tội quả tang đến Cơ quan Điều tra có thẩm quyền, các cơ quan tiếp nhận người bị bắt cũng có thể chỉ cần “báo ngay” thông tin về việc bắt và tiếp nhận người bị bắt vì phạm tội quả tang cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền biết. Việc áp giải người bị bắt sẽ được thực hiện sau hướng dẫn của Cơ quan Điều tra có thẩm quyền.
Thứ hai, Điều luật bổ sung khoản 3 quy định cụ thể hoạt động Công an xã, phường thị trấn, Đồn công an phải tiến hành trong trường hợp phát hiện bắt giư và tiếp nhận người phạm tội quả tang. Trên thực tế, Công an xã, phường thị trấn, Đồn công an thường là những đơn vị đơn vị phát hiện, bắt giữ hoặc tiếp nhận người phạm tội quả tang đầu tiên nên việc “luật hóa”các công việc cần phải tiến hành là việc làm hết sức cần thiết, không chỉ tại điều kiện cho hoạt động của những đơn vị , tránh này tránh việc bỏ sót hoặc thất lạc vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh