2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về bị hại được quy định như sau:
“Điều 62. Bị hại
1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
4. Bị hại có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.”
Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại mục này.
Theo quy định của BLTTHS 2015, bị hại có những đặc điểm cơ bản sau:
Như vậy, khái niệm bị hại theo BLTTHS 2015 có thể hiểu: Bị hại là đối tượng bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do phạm tội gây ra. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại. Trong trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ , chồng, con của người bị hại tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại.
Nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan tổ chức không thể tham gia tố tụng được thì cơ quan tổ chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại, trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.
a. Quyền của bị hại trong BLTTHS:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này. Đây là trách nhiệm thông báo, giải thích à bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện theo quy định tại Điều 71 BLTTHS 2015;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu chứng minh sự thiệt hại về thể chất, tinh thần hay tài sản do tội phạm gây ra. Họ có quyền đưa ra yêu cầu như mời thêm người làm chứng, yêu cầu giám định pháp y để xác định mức độ thương tật. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết yêu cầu của họ. Nếu không chấp nhận yêu cầu của họ thì phải lập biên bản và nêu rõ lý do thông báo cho họ.
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án để giúp bị hại biết được những vấn đè thuộc nội dung của vụ án để có cơ sở, phản biện buộc tội bị can, bị cáo cũng như chứng minh thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo Điều 21 BLTTHS 2015 khi cho rằng họ có mối quan hệ và không có sự cô tư, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án
- Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường, bởi vì họ là những người bị hại, bị xâm phạm về quyền và lợi ích do người phạm tội gây ra chính vì vậy mức bồi thường mà bị hại đề nghị có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận. Các biện pháp đảm bảo bồi thường có thể là những biện pháp cưỡng chế tố tụng như kê biên tài sản, tịch thu, tạm giữ tài sản
- Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa. Sự vắng mặt của bị hại (hoặc người đại diện) nếu không ảnh hưởng đến phiên tòa thì Tòa án có thể vẫn tiến hành xét xử. Nếu bị hại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng có lý do chính đáng, Tòa án có thể xét xử vắng mặt họ, nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho họ; trong trường hợp Tòa án có thể ra bản án không có lợi cho họ thì sẽ hoãn phiên tòa. Việc xét xử vắng mặt được quy định tại Điều 292 BLTTHS 2015 và Điều 351 BLTTHS 2015.
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
-Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về hình phạt cũng như về mức bồi thường đối với bị cáo.
-Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quy định tại Điều 30 Hiến pháp 2013 và Chương XXXIII BLTTHS 2015.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật là các quyền được quy định trong Hiến pháp, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
b. Nghĩa vụ của bị hại trong TTHS:
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 127 BLTTHS 2015.
- Chấp hành quyết định, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình tham gia vào hoạt động giải quyết vụ án.
Như vậy so với BLTTHS 2003 quy định về người bị hại thì đến BLTTHS năm 2015 đã có sự tiếp thu và sửa đổi một số điểm hạn chế, mở rộng hơn về đối tượng bao gồm cả cá nhân và pháp nhân, đổi từ “Người bị hại” sang “Bị hại”, từ đó cho ta thấy tính hoàn thiện hơn trong kỹ thuật lập pháp, đảm bảo tính thống nhất nội tại của hệ thông pháp luật từ đó giúp bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích Nhà nước.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh