2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là văn bản pháp lý ghi nhận những tình tiết trong hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiên hành tố tụng theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Căn cứ Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được quy định như sau:
“Điều 102. Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.”
- Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015), chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Dựa trên khái niệm này, chứng cứ có các đặc điểm sau: Chứng cứ là có thật, bảo đảm tính khách quan; Chứng cứ có tính hợp pháp; Chứng cứ phải liên quan đến vụ án. Như vậy, nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì sẽ không được xem là chứng cứ.
- Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là văn bản pháp lý ghi nhận kết quả hoạt động từ khi kiếm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, đến truy tố, xét xử của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đối với mỗi hoạt động tố tụng cụ thể, pháp luật tố tụng hình sự đều có quy định phải lập biên bản: biên bản bắt người, biên bản hỏi cung bị can, biên bản ghi lời khai của người làm chứng, người bị hại; biên bản đối chất, nhận dạng; biên bản khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, kê biên tài sản, biên bản phiên tòa,
Theo Khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015, liệt kê các nguồn chứng cứ gồm: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác. Trong đó, biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật tố tụng có thể được coi là chứng cứ.
Biên bản về các hoạt động tố tụng hình sự tiến hành theo quy định của Bộ luật này, phải được lập theo mẫu của CQTHTT ban hành có chữ ký của những người mà pháp luật quy định mới có giá trị pháp lý, mới được coi là nguồn chứng cứ; những chỗ sửa chữa, bổ sung, xóa bỏ trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của những người mà họ phải ký vào biên bản. Chỉ tuân thủ điều kiện như vậy, những tình tiết được ghi trong biên bản mới có thể được coi là chứng cứ.
Từ đây ta có thể rút ra một số điểm mới của Điều luật so với BLTTHS 2003 đó là sửa tên Điều luật, bổ sung “kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, truy tố”. Sửa nội dung của Điều luật, không liệt kê các hoạt động điều tra cụ thể mà quy định khái quát từ hoạt động “kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố” đến “điều tra, truy tố, xét xử”
Và như vậy, những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự có thể coi là chứng cứ. Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án là một trong những biện pháp tố tụng được thực hiện trong quá trình chứng minh. Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án không những là một nguồn chứng cứ có giá trị trong vụ án hình sự, mà còn là căn cứ kiểm tra các trình tự, thủ tục hoạt động trong quá trình tiến hành tố tụng có được bảo đảm theo quy định của pháp luật hay không nhằm góp phần bảo đảm tính hợp pháp và tính khách quan của chứng cứ. Có thể khẳng định rằng, không một vụ án hình sự nào lại thiếu được biên bản, bởi vì mọi hoạt động chỉ coi là hợp pháp, công khai khi nó được ghi nhận trong biên bản. Cho nên, nguồn chứng cứ này mang ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh