Biện pháp Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:01 (GMT+7)

Biện pháp Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi quy định tại Điều 48 BLHS

Một người hoặc pháp nhân thương mại khi thực hiện hành vi phạm tội, bên cạnh phải chịu hình phạt được qui định tại Chương VI Bộ luật hình sự thì họ còn phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm về dân sự đối với bị hại. Việc quy định biện pháp tư pháp “Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi” là cách pháp luật hình sự buộc người, pháp nhân thương mại phạm tội chịu trách nhiệm dân sự đói với người bị hại.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 48 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

“Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.”

2. Nội dung biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

Điều 48 Bộ luật hình sự quy định biện pháp “Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi” gồm 03 nội dung như sau:

Thứ nhất, hoàn trả tài sản đã chiếm đoạt. Chiếm đoạt ở đây được hiểu là người phạm tội có được tài sản một cách bật hợp pháp, không có trong ý chí của bị hại. Do đó, các tài sản bị chiếm đoạt này phải được hoàn trả sau khi xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Trường hợp, không tìm được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của tài sản thì tài sản sẽ được sung vào ngân sách nhà nước.

Thứ hai, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất. Việc hoàn trả tài sản chỉ được áp dụng khi tài sản còn nguyên vẹn. Trường hợp tài sản đã bị hỏng hóc, bắt buộc người phạm tội phải thực hiện việc sửa chữa để khắc phục, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản. Nếu không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản hoặc tài sản không còn thì người phạm tội phải bồi thường thiệt hại về vật chất cho bị hại. Việc bồi thường này có thể bằng tiền (theo giá trị tài sản) hoặc bằng một tài sản khác có giá trị tương đương.

Thứ ba, trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại. Việc thiệt hại về tinh thần khó có thể đong đếm trên thực tế cũng như không biểu hiện trực tiếp ra ngoài thế giới khách quan. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tổn hại về tinh thần còn nghiêm trọng hơn so với tổn hại về vật chất. Ví dụ tội phạm xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác, loại tội phạm này gây tổn thương tinh thần cho người bị hại từ đó ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, thế giới vật chất của bị hại. Do đó việc Bộ luật hình sự năm hiện hành quy định về trách nhiệm bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại vô cùng cần thiết. Đây là sự thay đổi phù hợp với thực tế của Bộ luật hình sự hiện hành so với các bộ luật hình sự cũ.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư