2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo đảm tính vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình thì họ không được tiên hành tô tụng. Việc thay đổi do người tiến hành tố tụng từ chối tiến hành tố tụng hoặc do có đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định.
Căn cứ Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định như sau:
“Điều 49. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Điều luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 42 BLTTHS 2003, quy định về các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là một nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS quy định tại Điều 21 BLTTHS 2015: “Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ.” nó là một nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong BLTTHS 2015. Theo đó: Một trong những đòi hỏi quan trọng nhằm bảo đảm cho hoạt động tố tụng đó là tính khách quan, chính xác, xử lý đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và chống bỏ lọt tội phạm.Trong trường hợp có lý do chính đáng để cho rằng người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ của mình thì pháp luật không cho phép họ được tiến hành tố tụng, họ sẽ phải tự mình từ chối hoặc bị thay đổi khi tiến hành tố tụng đối với vụ án mà họ thuộc vào trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi. Điều luật quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 34 BLTTHS 2015:
“Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án.
2. Người tiến hành tố tụng gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.”
Hay tại Điều 55 BLTTHS 2015 quy định về người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến khi có lý do cho rằng họ không vô tư khách quan phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, đồng thời là bị hại, đương sự, là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc bị can, bị cáo.
+ “Đương sự” trong trường hợp này gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Quy định tại Điểm g, khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015.
+ “Người thân thích” trong trường hợp này là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột quy định tại điểm e, khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015.
Thứ hai, đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
Thứ ba, khi có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Những căn cứ này có thể là mối quan hệ mật thiết giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với những người có lợi ích trong vụ án đó như quan hệ về công vụ, kinh tế… thậm chí có mâu thuẫn quan trọng với những người đó. Ví dụ Điều tra viên một vụ cướp tài sản mà bị hại là thầy giáo đã dạy Điều tra viên đó; Thẩm phán xét xử vụ án tham ô tài sản mà bị cáo là em ruột của vợ.
Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định ở Điều 49 là những trường hợp chung.Việc thay đổi từng loại người tiến hành tố tụng cụ thể (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án) được cụ thể hóa ở các Điều 51, 52, 53, 54, 67, 68, 69, 70 của BLTTHS 2015.
Và trong trường hợp này “căn cứ khác” để cho rằng người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ phải là căn cứ “rõ ràng” nếu không rõ ràng thì không áp dụng quy định tại Điều luật này để yêu cầu họ từ chối hoặc bị thay đổi.
Như vậy, để đảm bảo công bằng, toàn diện khách quan trong vụ án hình sự, BLTTH 2015 đã quy định rất chăt chẽ và chi tiết những trường hợp phải thay đổi và từ chối người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, sao cho bảo đảm quyền công bằng của mọi người trong quá trình tham gia và tố tụng hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh