BLTTHS 2015 quy định trường hợp người bào chữa gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:07 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nội dung trường hợp người bào chữa gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Quyền găp mặt của người bào chữa bắt nguồn và liên quan trực tiếp từ hiến định của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, là cơ sở triển khai hoạt động của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Về bản chất, đây là quyền lợi của các chủ thể tham gia tố tụng và của người bào chữa, những trong quy định của BLTTHS 2003 và trong nhiều trường hợp, đây là quyền lợi bị xâm phạm nghiêm trọng nhất, đặc biệt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Điểm chung của pháp luật tố tụng hình sự nhiều nước đã nhấn mạnh đến quyền gặp mặt đương nhiên, không cần qua phê chuẩn của bất cứ cơ quan nào đối với với người bào chữa, đồng thời bảo đảm quyền gặp mặt riêng tư giữ người bào chữa với người bị buộc tội, theo chế độ giám sát. Trên cơ sở đó, quyền gặp mặt trao đổi thông tin liên lạc giữa người bào chữa và người bị bắt, người bị giam giữ, bị can, bị cáo còn giúp cho người bào chữa có được thông tin và chứng cứ cần thiết nhằm phục vụ cho việc bào chữa, tạo nền móng chắc chắn nhằm phục vụ cho việc bào chữa. Đó cung là cách duy trì sự cân bằng giữ bên buộc tội và bên bào chữa, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền hạn trong tố tụng, hạn chế những hoạt động vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đó còn là như cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, được sử dụng để bảo đảm quyền bào chữa từ phía những người tiến hành tố tụng.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam của người bào chữa được quy định như sau:

“Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam

1. Để gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bào chữa phải xuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ luật sư hoặc Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

2. Cơ quan quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam phải phổ biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh. Trường hợp phát hiện người bào chữa vi phạm quy định về việc gặp thì phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”

2. Quy định của pháp luật về gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam.

Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam là một trong các quyền của người bào chữa mới được quy định trong BLTTHS 2015.

Theo quy định này, ngoài quyền có mặt khi CQTHTT hỏi cung thì người bào chữa còn được chủ động gặp người bị bắt, người bị tạm giư, bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào.

BLTTHS năm 2015 đã phân biệt rõ ràng hai trình tự gặp mặt giữa người bào chữa và người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và các hoạt động tố tụng khác:

Thứ nhất, cuộc gặp, hỏi một cách chủ động giữ người bị bắt và người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy đinh tại điểm a khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015. Cho ta thấy đây là cuộc gặp hoàn toàn tự do của người bào chữa chủ động tiến hành tố tụng trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào, không hạn chế số lần, thời gian gặp, được trao đổi riêng tư với người bị buộc tội trong điều kiện giám sát theo quy định của Luật.

Thủ tục gặp người bị bắt, người bị tạm giư, bị can, bị cáo đang bị tạm giam được quy định như sau:

  • Đối với người bào chữa: Tùy từng đối tượng tham gia bào chữa mà thủ tục được quy định khác nhau. Ngoài việc xuất trình văn bản thông báo người bào chữa thì: Người bào chữa là Luật sự xuất trình Thẻ Luật sư; người bào chữa là trợ giúp viên pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý; người bào chữa là bào chữa viên nhân dân xuất trình CMND hoặc Thẻ căn cước công dâm.
  • Đối với Cơ quan quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam: Phổ biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh.

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 ngày 25/11/2015 thì người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thưc hiện bào chữa theo quy định theo quy định của BLTTHS 2015 và luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa. Thủ trưởng cơ sở giam giữ chỉ có quyền không đồng ý cho người bào chữa gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp “người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giư, người bị tạm giam”

Nếu người bào chữa vi phạm quy định về việc gặp thì Cơ quan quản lý người bị bắt, người bị tạm giư, bị can, bị cáo đang bị tạm giam có thẩm quyền dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, người bào chữa tham dự cuộc gặp do người có thẩm quyền lấy lời khai, hỏi cung chủ động tiến hành theo điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015.

Như vậy, Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, khẳng định người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa thì họ phải được gặp mặt người bào chữa mà mình yêu cầu cũng như người bào chữa được quyền gặp mặt, hỏi một cách minh bạch, rõ ràng. Ý nghĩa và bản chất của quy định này chính là ở chỗ tháo rỡ các rào cản nhằm hạn chế quyền buộc tội và quyền này nếu không được tôn trọng thì phải xác định đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư